Cây công nghiệp có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu có giá trị cho công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp như: đay, bông, gai, tơ tằm cho công nghiệp dệt; mía, lạc, vừng, đậu tương cho công nghiệp chế biến thực phẩm; cây thuốc cho công nghiệp dược liệu… nhằm phục vụ tiêu dùng của nhân dân trước hết là đáp ứng nhu cầu về ăn, mặc và mặt khác là đáp ứng yêu cầu to lớn về xuất khẩu để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.
Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cho phép sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất, đất đai, khí hậu, lao động… góp phần tăng thu nhập và cải thiện cho người lao động.
Phát triển sản xuất cây công nghiệp còn góp phần thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng hợp lý hơn.
Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cần phải chú ý đến những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của nó, đó là:
– Cây công nghiệp đòi hỏi qui trình kỹ thuật cao từ khaai sản xuất bảo quản và chế biến để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp về mặt chất lượng.
– Cây công nghiệp đòi hỏi về điều kiện tự nhiên khắt khe hơn, vì vậy phải có sự bố trí sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên.
– Cây công nghiệp đòi hỏi trình độ thâm canh cao, đầu tư lao động sống và lao động vật hoá hợp lý và có chất lượng.
– Cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp dài ngày đòi hỏi nhiều vốn đầu tư trong thời kỳ xây dựng cơ bản và do vậy cây công nghiệp dài ngày thường có chu kỳ kinh doanh dài, do đó thời gian thu hồi vốn cũng dài. Cần phải có qui trình kỹ thuật thích hợp cho cả chu kỳ sản xuất.
Điều kiện tự nhiên nước ta rất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp. Trước cách mạng tháng 8 cây công nghiệp kém phát triển: diện tích nhỏ bé, phân tán, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, năng suất và quản lý thấp.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp để thực hiện nhu cầu ăn mạc và kháng chiến thắng lợi, một số cây công nghiệp được phát triển như: lạc, vừng, ía, bông, gai…
Từ khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước đã tập trung sự chú ý vào việc khôi phục và phát triển nông nghiệp trong đó có cây công nghiệp, Nhà nước đã giành khoản đầu tư tương đối lớn để xây dựng các nông trường quốc doanh cây công nghiệp như: chè, cà phê, cao su… bảo hành các chính sách kinh tế như: thu mua, giá cả, chính sách lương thực… đối với sản xuất cây công nghiệp. Nhờ vậy đến năm 1974 diện tích cây công nghiệp đã tăng 2,05 lần, giá trị sản lượng tăng 3,6 lần so với năm 1939. Tuy nhiên, lúc này sản xuất cây công nghiệp của ta vẫn ở tình trạng nhỏ bé, phân tán, sản phẩm hàng hoá ít.
Từ sau khi đất nước thống nhất, sản xuất cây công nghiệp có bước chuyển biến lớn. Diện tích tăng nhanh từ 474,3 ngàn ha năm 1976 lên 627,7 ngàn ha năm 1980 và 1.212,9 ngàn ha năm 1988. Trong vòng 12 năm diện tích cây công nghiệp đã tăng hơn 2,6 lần. Trong thời gian đó diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng gần 2,1 lần và diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng gần 3,3 lần. Nhìn chung các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: bông, đay, cói, dâu tằm, đậu tương vùng đều được chú ý phát triển… cả về diện tích và sản lượng trong những năm gần đây do thực hiện chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, năm 1986 cây công nghiệp dài ngày phát triển mạnh, đặc biệt là sau những năm thực hiện đổi mới nền kinh tế do Đảng ta khởi xướng từ Đại hội lần thứ VI (1986), các cây công nghiệp khác như: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu… đều phát triển cả diện tích lẫn sản lượng. Sản lượng cà phê năm 1988 mới có 31,3 ngàn tấn, đến năm 1996 lên tới 252 ngàn tấn và năm 1997 ước đạt 315 ngàn tấn, gấp 10 lần năm 1988 và gấp 6,3 lần năm 1987. Cùng với cà phê, cao su và chè đã trở thành những cây công nghiệp xuất khẩu quan trọng cho nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về diện tích và sản lượng, sản lượng hàng hoá xuất khẩu. Sản xuất cây công nghiệp đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên môn hoá đó là: vùng cà phê Tây Nguyên, cao su Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, chè ở Phú Thọ, Hà Tuyên, Lâm Đồng và cây công nghiệp ngắn ngày cũng hình thành những vùng sản xuất tập trung qui mô lớn ở nhiều các địa phương trong cả nước. Nhìn chung các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có tỷ suất hàng hoá cao, chất lượng ngày càng tiếp cận với thị trường trong nước và ngoài nước, và có một số sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới như cà phê, cao su, chè, hạt điều.
Để lại một bình luận