Xây dựng kế hoạch thực hiện TNXH đối với NLĐ là một quá trình xác định mục tiêu và cách thức DN cần phải làm để đạt được mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ của DN. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện TNXH đối với NLĐ với các nội dung cụ thể:
Xác định mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ
Mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ là một trong những yếu tố quan trọng, là việc đầu tiên trong công tác xây dựng kế hoạch thực hiện. Sự thành công của tổ chức thực hiện TNXH đối với NLĐ phụ thuộc vào việc lựa chọn và sử dụng các mục tiêu [121]. Mục tiêu chung của thực hiện TNXH đối với NLĐ là thực hiện tốt các quy định của pháp luật hiện hành, đạt được yêu cầu của khách hàng đặt ra trong xuất khẩu hàng hóa, đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững.
Mục tiêu cụ thể: Căn cứ vào thời gian gồm mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn; Căn cứ vào cách thức đo lường gồm mục tiêu định tính, mục tiêu định lượng; Căn cứ vào lợi ích, giá trị mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ của DN có thể là:
Thực hiện tốt các quy định của PLLĐ trong đảm bảo quyền cũng như nâng cao lợi ích đối với NLĐ: DN tuân thủ pháp luật là thực hiện TNXH đảm bảo quyền cho NLĐ. Hơn nữa, nhiều DN đề ra mục tiêu là thực hiện TNXH đảm bảo lợi ích cho NLĐ ngoài các quy định về quyền cho NLĐ được cam kết trong HĐLĐ. Bởi các DN nhận thức được rằng: lao động là chìa khóa của thành công của DN. Họ xứng đáng được hưởng các lợi ích mà quá trình sản xuất, kinh doanh của DN đem lại.
Đạt được yêu cầu của khách hàng đặt ra trong kinh doanh quốc tế: trong bối cảnh thế giới đang ngày càng xích lại gần nhau do tác động của toàn cầu hóa, các hàng rào thuế quan được bãi bỏ thay vào đó các yêu cầu về TNXH đối với NLĐ như: SA8000, WRAP, ISO 26000 và hiện nay khách hàng nắm giữa “vận mệnh” của DN. Họ có quyền “kiểm soát” đo đạc, giám sát, đánh giá thái độ thực hiện TNXH, TNXH đối với NLĐ của DN.
Thực hiện chiến lược kinh doanh bền vững của DN: Doanh thu, thị phần, lợi nhuận, …là những mục tiêu sống còn trong chiến lược kinh doanh của DN. Tuy nhiên, thực hiện TNXH đối với NLĐ còn đề ra mục tiêu chiến lược là xây dựng được lợi thế cạnh tranh lâu dài về kinh tế và các mục tiêu xã hội.
Nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc: Các DN đề ra mục tiêu tạo ra những chuyển biến tích cực trong chất lượng công việc và tạo năng suất cao hơn trong thực hiện TNXH đối với NLĐ. Bởi lẽ năng suất lao động chính là yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận của DN.
Nâng cao uy tín của DN: Mục tiêu tất yếu của thực hiện TNXH đối với NLĐ là nâng cao uy tín. Đối với các DN để tìm được chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi DN cần phải nỗ lực đầu tư, nỗ lực cải tiến, nỗ lực chứng minh các tiêu chuẩn về lao động cũng như xây dựng “uy tín” của DN để mở cánh cửa và tiến bước vào thị trường quốc tế.
Thu hút, giữ chân nguồn nhân lực có trình độ, độ lành nghề cao: Mục tiêu của các DN là có nguồn nhân lực có trình độ, độ lành nghề nhân. Bởi nhân lực là trung tâm, là động lực phát triển của mỗi DN. Thực hiện TNXH đối với NLĐ như một kiểu “hữu xạ tự nhiên hương” sẽ đạt mục tiêu thu hút NLĐ có trình độ đến với DN cũng như gắn kết NLĐ làm việc lâu dài.
Chung quy lại, mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ trước hết là tuân thủ pháp luật, cam kết trong HĐLĐ, các CoC mà khách hàng yêu cầu trong TMQT, nâng cao uy tín, nâng cao năng suất lao động, thực hiện chiến lược kinh doanh bền vững của các DN. Đây là một sự lựa chọn nhưng mang lại “n giá trị” cho các DN.
Nghiên cứu và lựa chọn quy tắc ứng xử về TNXH đối với NLĐ
Các CoC về lao động ra đời đã định hướng, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của chủ thể DN nhằm đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững hơn. Nghiên cứu các CoC về lao động giúp DN hiểu về nội dung, yêu cầu, quy trình được cấp các CoC. Khi các DN lựa chọn các CoC về lao động cần căn cứ vào các tiêu chí cụ thể:
Các CoC phải phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức xã hội. Trong bất kỳ giai đoạn phát triển kinh tế nào thì luôn có những chuẩn mực về đạo đức mà xã hội mong đợi. Do vậy, DN cần lựa chọn bộ CoC phù hợp với xã hội bởi nó như là kim chỉ nam để DN có thể đưa ra những quyết định sáng suốt về thực hiện TNXH đối với NLĐ.
Các CoC lựa chọn phải được cung cấp từ các tổ chức có uy tín. Các tổ chức chứng nhận này phải có tinh thần trách nhiệm, chuyên nghiệp trong quá trình cung cấp để giúp DN thực hành TNXH đối với NLĐ có chất lượng.
Các CoC được nhiều khách hàng quốc tế chấp nhận. DN có rất nhiều các đối tượng khách hàng khác nhau. Để thuận tiện cho quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ cũng như tối thiểu hóa chi phí thực hiện. DN nên lựa chọn bộ CoC mà nhiều khách hàng quốc tế công nhận.
Việc tìm kiếm bộ CoC về lao động qua các phương tiện truyền thông, các tổ chức tư vấn về tiêu chuẩn TNXH đối với NLĐ, hay trực tiếp liên hệ với các tổ chức công nhận. Hiện có rất nhiều các CoC về lao động (xem Bảng 01 – phụ lục 06) và căn cứ theo yêu cầu của khách hàng hay theo mục tiêu đề ra của DN trong thực hiện TNXH đối với NLĐ, các CoC tìm kiếm như: SA8000, WRAP, OSHAS 18001…
Lựa chọn tổ chức công nhận các CoC cần đảm bảo: tổ chức có uy tín, danh tiếng; chất lượng của tổ chức chứng nhận; chi phí đánh giá chứng nhận hợp lý. Dấu công nhận, tổ chức có thể được công nhận bởi một hoặc nhiều cơ quan công nhận. Cơ quan công nhận mà DN thường lựa chọn là: UKAS (Anh), RvA (Hà Lan), ANAB (Mỹ), JAS-ANZ (Úc và New Zealand).
Tại các DN việc thực hiện TNXH đối với NLĐ không nhất thiết phải được cấp chứng chỉ thực hiện một bộ CoC nào. Tuy nhiên, việc tìm và lựa chọn để được cấp một CoC về lao động chứng tỏ DN đã nỗ lực thực hiện tốt pháp luật hiện hành cũng như đạt được yêu cầu của khách hàng đặt ra trong TMQT.
Xây dựng chương trình thực hiện TNXH đối với NLĐ
Xây dựng chương trình phụ thuộc vào mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ mà DN lựa chọn. Khi xây dựng chương trình DN cần tập trung vào các khía cạnh:
Chủ thể xây dựng chương trình
Tại DN, các nhà quản lý DN và bộ phận đảm trách thực hiện TNXH đối với NLĐ sẽ trực tiếp xây dựng chương trình thực hiện TNXH đối với NLĐ nhằm đảm bảo tính chỉ huy, tính hệ thống trong thực hiện. Xây dựng các chương trình này giúp tăng tính hiệu quả làm việc cũng như giúp cho DN chủ động công việc, biết làm việc gì trước, việc gì sau, không bỏ sót công việc. Bên cạnh đó, các nhà quản lý DN và bộ phận đảm trách thực hiện TNXH đối với NLĐ sẽ bố trí các nguồn lực tập trung theo một kế hoạch thống nhất, chủ động ứng phó với mọi sự thay đổi trong quá trình thực hiện.
Quy trình xây dựng chương trình
Chương trình thực hiện TNXH đối với NLĐ liên quan đến nhân lực và vật lực của DN. Vì vậy, các chương trình này phải được sự phê duyệt hoặc ra quyết định của nhà quản lý cao nhất trong DN. Quy trình này bao gồm:
Bước 1: Xây dựng dự thảo chương trình thực hiện TNXH đối với NLĐ. Bước 2: Tham khảo ý kiến của các bộ phận, đơn vị về dự thảo chương trình. Bước 3: Ra quyết định chương trình thực hiện TNXH đối với NLĐ.
Bước 4: Ban hành, lưu trữ, sao gửi các bộ phận, đơn vị trong DN để thực hiện chương trình.
Chương trình TNXH đối với NLĐ không phải chỉ xây dựng 1 lần mà duy trì và định kỳ từ 2 – 3 năm tiến hành tổng kết, điều chỉnh và cải tiến. Đồng thời, để đảm bảo khâu thực hiện TNXH đối với NLĐ được hiệu quả, cần tính đến các yếu tố dự phòng: dự phòng về thời gian, địa điểm, nguồn lực.
Một số chương trình
Các chương trình thực hiện TNXH đối với NLĐ có thể là chương trình đơn hoặc chương trình kép chứa đựng một hoặc một số nội dung bao gồm các hoạt động trách nhiệm đảm bảo quyền và lợi ích: HĐLĐ (các điều khoản đảm bảo quyền, loại HĐLĐ, các điều khoản đảm bảo lợi ích); Các quy định về giờ làm việc (đúng cam kết, theo tuần, theo tháng, theo năm, tính tự nguyện về thời gian làm thêm); ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp (Tập huấn về ATVSLĐ, các lối thoát hiểm khẩn cấp, bảo hộ lao động, hoạt động văn hóa, văn nghệ…); Tiền lương và phúc lợi (Lương tối thiểu, làm thêm giờ, tiền lương ngày nghỉ, trả lương cạnh tranh,..); Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể (thành lập công đoàn cơ sở, NLĐ tham gia đoàn thể, đoàn thể, hội nghị NLĐ,…).
Xây dựng ngân sách thực hiện TNXH đối với NLĐ
Xây dựng ngân sách là quá trình dự trù toàn bộ các khoản thu, chi bằng tiền liên quan đến một hoặc nhiều chương trình thực hiện TNXH đối với NLĐ trong từng thời kỳ. Đây là hoạt động thiết thực giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo thực hiện mục tiêu. Tại một số DN ngân sách thực hiện được hoạch định trước thật cụ tỉ trong khi đó một số DN phê duyệt chi phí TNXH theo thực tế phát sinh. Điều đó phụ thuộc vào nguyên tắc quản lý và tiềm lực tài chính của DN. Xây dựng ngân sách về các khoản chi phí TNXH được tiến hành kết hợp giữa bộ phận đảm trách thực hiện TNXH đối với NLĐ với bộ phận kế toán để xây dựng, hạch toán.
Dự trù nguồn thu: Đây là hoạt động tạm tính các nguồn kinh phí trang cấp cho hoạt động thực hiện TNXH đối với NLĐ. Dự trù nguồn thu làm cơ sở cho việc cân đối chi phí cho các hoạt động thực hiện TNXH đối với NLĐ sẽ được thực hiện nhằm tránh tình trạng thâm hụt ngân sách. Nguồn thu chủ yếu bao gồm:
Dự trù chi phí: Đây là quá trình tạm tính các khoản chi bằng tiền liên quan đến một hoặc nhiều chương trình thực hiện TNXH đối với NLĐ. Để làm được điều này, DN cần liệt kê tất cả các mục chi liên quan đến từng hoạt động được thực hiện và tạm tính chi phí đầu tư cho mục chi đó như:
+ Chi phí TNXH đảm bảo quyền của NLĐ bao gồm khoản chi phí: ký kết HĐLĐ, tập huấn ATVSLĐ, trang bị bảo hộ lao động, BHXH, BHYT, trả lương, phúc lợi, theo dõi và kiểm tra sức khỏe định…
+ Chi phí TNXH đảm bảo lợi ích của NLĐ bao gồm khoản chi: tổ chức các hoạt động văn hóa và thể thao, mức lương cạnh tranh, phụ cấp, trợ cấp cao hơn quy định, chi cho NLĐ tham gia thực hiện TNXH đối với NLĐ.
Tổng hợp ngân sách: Việc tổng hợp cần chính xác tất cả các khoản thu, chi của DN. Liệt kê chi tiết số tiền đã thu, chi theo từng hạng mục theo thời gian để cân đối thu chi sao cho hợp lý. Định kỳ bộ phận kế toán của DN tổng hợp ngân sách để thấy được bức tranh tài chính về thu, chi và đây là công việc quan trọng để đảm bảo chủ động cân đối thu – chi, cung cấp thông tin tài chính trong thực hiện TNXH.
Để lại một bình luận