Tổng giá trị cổ phiếu và trái phiếu giao dịch cuối năm 2007 là 277.900 tỷ đồng, trong đó: tổng giá trị mua vào 124.036 tỷ đồng, bán ra 153.863 tỷ đồng. Tại thời điểm 2007, chỉ số VN-Index đạt mức 1.17,67 điểm. Chỉ số HNX index đạt 459,36 điểm.
Tổng giá trị giao dịch trên thị trường tăng nhanh vào năm 2009 với 432.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị giao dịch của thị trường có sự suy giảm trong giai đoạn 2011-2013. Nguyên nhân chủ yếu là do các chính sách kinh tế vĩ mô được điều hành theo hướng thắt chặt nhằm ứng phó với lạm phát cao.
Số lượng các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tăng mạnh song tổng tài sản của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư vẫn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 3% so với tổng tài sản của toàn bộ các tổ chức tài chính ở Việt Nam. Tuy nhiên đây là giai đoạn hình thành các chính sách đầu tư và thiết lập cơ chế quản lý và vận hành thị trường.
Từ năm 2009, thị trường chứng khoán đã bắt đầu hồi phục mạnh mẽ, chủ yếu được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư cá nhân, trước khi có sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức. Kết thúc năm 2009, chỉ số VN-Index đứng ở mức gần 495 điểm, tức là tăng hơn 110% so với mức đáy vào tháng 2 là 235 điểm. Kết quả này là do sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và của nền kinh tế toàn cầu nói chung và từ hiệu ứng của gói kích cầu kinh tế mà chính phủ thực hiện trong năm 2009. Tổng vốn hóa trên thị trường năm 2009 đạt 620.000 tỷ VND tương đương 38% GDP, tăng khoảng gấp 3 lần so với năm 2008. Giá trị vốn hóa thị trường trong năm 2011 giảm đáng kể, chỉ đạt 539.000 tỷ VND, giảm 187.000 tỷ VND so với mức 726.000 tỷ VND năm 2010 và năm 2012 tăng 226.000 tỷ VND so với năm 2011.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 2011-2014, nhiều nhà đầu tư bán tháo cắt lỗ trên thị trường, một số nhà đầu tư khác vẫn tiếp tục duy trì mua bán khối lượng nhỏ và giá trị giao dịch thấp để tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường. Năm 2014 tổng giá trị giao dịch được phục hồi với tổng giá trị giao dịch là 536.400 tỷ đồng, giảm nhẹ trong năm 2015, 2016 và đạt mức 1.061.000 tỷ đồng vào năm 2017.
Giai đoạn năm 2016-2017, thị trường chứng khoán có xu hướng đi lên, chỉ số VN-Index tăng mạnh điều này giúp cho vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam tăng tương ứng. Thị trường chứng khoán năm 2017 có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh bình thường. Điểm khác biệt của thị trường chứng khoán năm 2017 là tăng trưởng dựa trên nền tảng kinh tế vững chắc với mặt bằng lãi suất khá thấp, lạm phát vẫn đang duy trì tốt. Sự tăng trưởng thị trường chứng khoán năm 2017 là do tăng trưởng tín dụng cao dẫn tới tăng trưởng nền kinh tế, lạm phát hợp lý. Năm 2017 đạt tổng mức huy động vốn thị trường chứng khoán đạt hơn 224 ngàn tỷ đồng, quy mô vốn hóa của thị trường đạt 74,6% GDP, vượt mục tiêu đặt ra tới năm 2020 của các nhà tạo lập thị trường.
Để lại một bình luận