Do sự cần thiết phải có thị trường chứng khoán hoàn chỉnh ở Việt Nam, ngày 20-6-1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 361/TTg thành lập Ban chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khoán để triển khai việc xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây chính là tổ chức tiền thân của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28-11-1996. Cùng với các văn bản pháp luật khác, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ra đời thực hiện nhiệm vụ quản lý trực tiếp thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều đó thể hiện trên những phương diện chủ yếu sau:
– Tính chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thực hiện chức năng tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Như vậy, mô hình cơ quan quản lý nhà nước thị trường chứng khoán Việt Nam là mô hình cơ quan quản lý độc lập mà không phải là cơ quan quản lý kiêm nhiệm. Đây là mô hình đã được nhiều quốc gia, đặc biệt các quốc gia có thị trường chứng khoán mới nổi (như Việt Nam) lựa chọn. Trong sự so sánh với mô hình cơ quan quản lý nhà nước kiêm nhiệm thì đây là mô hình có nhiều lợi thế và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Xét điều kiện cụ thể Việt Nam, việc hình thành cơ quan quản lý loại thị trường đặc biệt, chưa có trong lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam, đây lại là mô hình kinh tế rất phức tạp, nếu thực hiện hoạt động quản lý mang tính kiêm nhiệm, sự rủi ro sẽ là tiềm tàng xuất phát từ tính hạn chế (có thời điểm) kiến thức chuyên môn về chứng khoán, sự phân tán về quyền lực và trách nhiệm của những người quản lý trực tiếp khó có thể bảo đảm tính thời hiệu và chính xác của các nội dung quản lý.
– Vị trí pháp lý của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Uỷ ban chứng khoán Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có đủ điều kiện pháp lý và điều kiện vật chất để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán.
– Chức năng nhiệm vụ của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Uỷ ban Chứng
khoán có chức năng tổ chức và quản lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Như vậy, toàn bộ nội dung hoạt động, các đối tượng liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán nằm trong phạm vi quản lý của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Quy định này phù hợp với mục đích thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán độc lập, tránh tình trạng “một cổ phải đeo nhiều tròng” đối với chủ thể tham gia thị trường đồng thời cũng thể hiện việc phân định chức năng giữa các cơ quan của Chính phủ.
– Về nhiệm vụ, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động soạn thảo văn bản pháp luật, quản lý, kiểm tra, giám sát tất cả các đối tượng trên thị trường chứng khoán, hoạt động phát triển thị trường và công tác đào tạo. Xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, từ thực tế chưa có thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới nền kinh tế, việc quy định cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước những nhiệm vụ khác nhau như vậy, đã tạo điều kiện cho Nhà nước quản lý ngay từ ban đầu loại thị trường này.
Đánh giá các mặt
+ Những kết quả đạt được
+ Tồn tại
+ Nguyên nhân của tồn tại
Nếu so sánh thị trường nước ta với thị trường thế giới thì giống như so sánh
chợ cóc và chợ nhớn của thành phố.
Người phương Tây còn gọi chứng khoán là động sản để phân biệt với bất động sản như nhà cửa, đất đai. Trên thị trường người có chứng khoán dễ dàng bán đi, thu về khoản tiền mặt tương ứng thời giá.
Chứng khoán và bất động sản là hai hình thức đầu tư có quyền tồn tại ngang nhau và có sự liên hệ với nhau. Theo tên gọi, từng lĩnh vực đã mang trong mình nó những mặt ưu và nhược điểm. Đầu tư vào chứng khoán không nhất thiết đòi hỏi lượng vốn lớn ban đầu. Khái niệm động sản motọ phần mang ý nghĩa về tính năng động trong giao dịch, chuyển nhượng. Dù lỗ hay lãi, khi cổ đông tung chứng khoán ra thị trường dễ dàng thu về tiền mặt. Mặt trái của nó là sau khi cầm cổ phiếu trong tay, dù muốn hay không, người đầu tư phải thường xuyên, liên tục bám sát diễn biến thị trường, giá cả. Đa số phải lập sổ sách, tính lỗ lãi từng ngày. Lám khi nó mang lại niềm hân hoan nhưng cũng không ít dịp tạo nỗi lo triền miên.
Thị trường bất động sản trái lại không thông báo giá cả từng ngày từng phút, như vậy tiết kiệm cho chủ nhân những cơn đâu đầu. Người có bất động sản tuy vậy không dễ dàng bán xong một sớm một chiều. Lượng vốn đầu tư ban đầu thường không nhỏ, lệ phí mua bán cao. Thị trường bất động sản cũng bị các chính sách nhà nước, nền chính trị thế giới và tâm lý con người khi tạo ra những bong bóng đầu cơ gây ảnh hưởng mạnh và trải những cơn biến động dữ dội. Dù phản đối hay ủng hộ cách đầu tư nhào thị trước khi đặt bước chân đầu tiên vào thị trường chứng khoán bạn cần có mái nhà che đầu. Nên mua căn hộ hoặc xây nhà riêng tuỳ theo vốn cá nhân, tạo sự an cư để lạc nghiệp. Đừng dùng cả nhà cửa đất đai đang có đầu tư vào chứng khoán. Về lâu dài để ai ưu tiên thị trường bất động sản là hoàn toàn phụ thuộc vào thiên hướng, sở trường mỗi người. Những người giàu có ở Đức hay giữ thế chân vạc: Bất động sản, chứng khoán và tiền mặt, không kể vàng bạc và tài sản khác. Vì vậy đã xuất hiện một phương ngôn mới khá dung dị: “Một mình tiên thôi không làm ta hạnh phúc. Muốn hạnh phúc phải có thêm chứng khoán và bất động sản”
Để lại một bình luận