Một là, NLTC là điều kiện cần thiết để phát triển CSHT KT-XH theo định hướng NTM.
CSHT KT-XH NT là tập hợp một hệ thống liên hoàn các công trình tạo điều
kiện, tiền đề cho phát triển KT-XH ở NT. CSHT NT bao gồm nhiều bộ phận hợp thành như hệ thống giao thông NT; hệ thống điện phục vụ NT; hệ thống thủy lợi tưới tiêu cho NN, cấp thoát nước cho sản xuất, cho sinh hoạt; hệ thống các trường học ở NT; hệ thống các cơ sở chăm sóc y tế NT; hệ thống giao thương, buôn bán ở NT. Trên giác độ phân loại hàng hóa, CSHT được phân chia thành hai loại: (i) CSHT là hàng hóa công cộng và (ii) CSHT là hàng hóa cá nhân hay còn gọi là các công trình thương mại. Để có thể xây dựng được hệ thống CSHT KT-XH NT theo định hướng NTM, đòi hỏi phải tiêu tốn những NLTC đáng kể của xã hội. Các nguồn lực đó vừa có thể được huy động tại chỗ vừa được huy động từ nhiều nguồn bên ngoài. Đó là đóng góp của NSNN, của các tổ chức tín dụng (TCTD), của các DN, của vốn ODA, FDI từ nước ngoài…[23].
Hai là, NLTC cung cấp vốn cho việc phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất
Mục tiêu cốt lõi của chương trình XDNTM là tái cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập
cho người ND. Sản xuất NN theo hướng hàng hóa, các ngành nghề truyền thống được đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế NT dựa trên tiềm năng, năng lực sẵn có. Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ NT cũng có điều kiện mở rộng, phát triển tại các vùng NT nhằm tận dụng các nguồn lực tại chỗ như nguyên liệu, nhân công, đất đai… như ngành nghề chế biến nông sản, sản xuất hàng hóa tiêu dùng, các dịch vụ giải trí… Để thực hiện điều đó, một trong những điều kiện cần thiết là các NLTC. Đó là các vốn góp của các bên tham gia SXKD; sự tài trợ vốn thông qua kênh tín dụng; sự hỗ trợ của NSNN thông qua các chính sách ưu đãi về phát triển NN, NT [23]…
Ba là, sự phân phối các NLTC là điều kiện khuyến khích, hỗ trợ tích cực cho chuyển dịch CCKT NT theo hướng CNH, HĐH.
CCKT NT là tổng thể các lĩnh vực, các ngành, các bộ phận kinh tế gắn bó hữu cơ hợp thành khu vực kinh tế gắn liền với địa bàn NT và tương quan giữa chúng trong quá trình phát triển kinh tế NT. CDCCKTNT là quá trình cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn từ tình trạng lạc hậu, năng suất và hiệu quả thấp sang hiện đại, văn minh, năng suất, hiệu quả cao hơn. CDCCKTNT là giải pháp cơ bản để giải phóng mọi tiềm năng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường; thực hiện phân công lại lao động, tạo ra nhiều việc làm, xã hội hoá nền sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá phong phú, đa dạng, nâng cao thu nhập, tăng sức mua, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, tác động đến phát triển công nghiệp và dịch vụ. Quá trình CDCCKTNT đồng thời cũng là quá trình cải biến sâu sắc và toàn diện nông thôn theo hướng CNH – HĐH.
Chuyển dịch CCKT NT theo hướng CNH, HĐH trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi NN, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực NN, tăng thu nhập và khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất NN[54]. Ứng dụng KHCN vào sản xuất, như việc nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi; chuyển giao kỹ thuật canh tác và xử lý môi trường, công nghệ sau thu hoạch; xây dựng các khu NN công nghệ cao; nâng cao khả năng phòng chống và xử lý dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi…
Muốn làm được như vậy, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế, trợ cấp sản xuất, tiền thuê đất, lãi suất tín dụng… phát huy vai trò của các NLTC thông qua các chương trình hỗ trợ về chuyển dịch CCKT, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ về thông tin thị trường, chuyển giao các thành tựu khoa học, kỹ thuật…
Bốn là, NLTC là yếu tố góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phát triển VH-XH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Nguồn lao động ở NT chủ yếu là chưa được đào tạo. Muốn phát triển kinh tế NT bền vững thì phải dựa vào nguồn nhân lực của địa phương. Vì vậy, đòi hỏi phải đào tạo cho người lao động NT thông qua các chương trình đào tạo thiết thực, hiệu quả. NLTC để thực hiện vấn đề này thường được thực hiện theo chủ trương “xã hội hoá”, có sự chung tay của Nhà nước, các TCTD, các doanh nghiệp và bản thân người lao động …
Khi kinh tế phát triển, người dân NT sẽ có nhu cầu nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, thông qua các hoạt động về giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội… Các hoạt động đó, vì thế, cũng sẽ được quan tâm đầu tư và phát triển.
Năm là, NLTC là công cụ thúc đẩy NT hội nhập kinh tế với các vùng miền của cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá trình hội nhập giữa NT và thành thị là một trong những điều kiện để cả hai khu vực đều phát triển. Vai trò của các NLTC ở đây thể hiện rất rõ, trước hết là đầu tư cho hệ thống giao thông tại các vùng NTM đáp ứng được nhu cầu giao lưu, hội nhập giữa các vùng miền. Đồng thời, thông qua hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư từ các đô thị về các vùng NT giúp cho kinh tế của vùng NT hội nhập với đô thị [23]. CCKT của vùng NT nhờ đó mà có thể mà thay đổi nhanh chóng. Mặt khác, nhiều nhu cầu khác về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, tâm linh của các đô thị được đáp ứng bởi vùng NT. Thời gian qua, nhiều quần thể bảo tồn về sinh thái hoặc bảo tồn văn hoá truyền thống được phát triển thành khu du lịch, thu hút nhiều du khách, góp phần từng bước chuyển đổi CCKT NT từ NN sang nông nghiệp – du lịch – dịch vụ. Các hoạt động này góp phần thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương trong nước và quốc tế. Thông qua du lịch về NT, hình ảnh về vùng NT được quảng bá tốt hơn và kéo theo nhiều cơ hội đầu tư phát triển kinh tế.
Mặt khác, cũng nhờ có các NLTC cho phép tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, giới thiệu các sản phẩm đặc thù của các làng nghề truyền thống, các đặc sản NN của địa phương. Những hoạt động đó tạo điều kiện cho NN hội nhập kinh tế với cả nước và thế giới
Để lại một bình luận