Những bằng chứng hiển nhiên về vai trò của thị trường chứng khoán đối với các nền kinh tế thị trường, cho đến nay, ắt hẳn không còn có gì để nghi ngờ sự cần thiết của sự hiện hữu của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, cũng như mọi vấn đề đặt ra trong sinh hoạt đời thường, logic của cuộc sống không cho phép nhìn nhận vấn đề một cách giản đơn, phiến diện. Nói cách khác, không phải chỉ có những mặt tích cực của thị trường chứng khoán. Dù là nhà đầu tư, chính phủ hay doanh nghiệp, lợi và bất lợi là hai mặt không thể tách rời khi tham gia vào thị trường chứng khoán.
2.1.1. Tác động tích cực của thị trường chứng khoán
Không còn nghi ngờ gì nữa, thị trường chứng khoán có nhiều tác động tích cực vào nền kinh tế.
-Thứ nhất, bên cạnh kênh huy động vốn cổ điển là thông qua hệ thống các ngân hàng, bằng cơ chế phát hành lần đầu và phát hành lần thứ hai, thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp có thêm một kênh huy động vốn mới bổ sung cho kênh huy động truyền thống.
-Thứ hai, thị trường chứng khoán cung cấp cho Chính phủ một phương tiện để bán các trái phiếu và để gọi vốn. Dĩ nhiên, lợi ích của phương tiện này tuỳ thuộc vào khả năng của Chính phủ trong việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn cân quỹ huy động được cho nền kinh tế quốc dân.
-Thứ ba, thị trường chứng khoán cung cấp thêm cho các nhà tiết kiệm và các kênh chế tài chính một “mục chọn” mới trong “thực đơn” đầu tư vốn. Dĩ nhiên, đầu tư vào các công cụ tài chính là đầu tư vào các tài sản bằng tiền là hoạt động có rủi ro. Tuy nhiên, bằng cách cho phép các nhà đầu tư đa dạng hoá các khoản đầu tư để giảm thiểu rủi ro, thị trường chứng khoán sẽ giúp các nhà đầu tư chọn lựa các tổ hợp đầu tư khác nhau theo ý thích của họ để có sự kết hợp tối ưu giữa rủi ro và lợi nhuận. Thêm nữa, bằng cách đưa ra các mức lợi tức khác nhau, thị trường chứng khoán có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những nhà đầu tư chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là gửi tiền vào các ngân hàng rồi thụ động ngồi chờ một mức lợi tức khá thấp. Có một thị trường thứ cấp năng động, các nhà đầu tư sẽ có được một thị trường có sức lưu chuyển nhiều hơn so các thị trường vàng, thị trường bất động sản.
-Thứ tư, bằng việc cung cấp một cung bậc lãi suất khác nhau cho các trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu, thị trường chứng khoán buộc các doanh nghiệp và Chính phủ huy động các nguồn vốn mới phải trả một mức sinh lời phản ánh cả lợi tức trong mối liên hệ với các khoản đầu tư khác và cả những rủi ro có liên quan với các khoản đầu tư đó. Nhờ vậy, việc phân bổ vốn toàn bộ nền kinh tế được cải thiện. Trong một thị trường vốn mà chi phí vay mượn vốn chưa dựa trên cung cầu vốn và chưa phản ánh những rủi ro có liên quan như thị trường vốn ở nước ta, lợi điểm này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
-Thứ năm, thị trường chứng khoán cũng cung cấp một cơ chế để bản địa hoá một phần quyền sở hữu của các doanh nghiệp nước ngoài. Chẳng hạn, khi luật yêu cầu một doanh nghiệp cổ phần phải có 60% sở hữu của các nước sở tại thì khi chào bán, doanh nghiệp đó phải chào bán 60% cổ phần của nó cho công chúng.
Sau cùng, thị trường chứng khoán có thể giúp huy động các luồng vốn từ nước ngoài từ các nhà đầu tư nước ngoài, người muốn đa dạng hoá các khoản mục đầu tư của mình trên các thị trường vốn quốc tế.
2.1.2. Tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Có lẽ do có quá nhiều lợi điểm khi nềm kinh tế có thị trường chứng khoán khiến không ít người không chú ý đúng mức đến những tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán. Trong thực tế, mặt bất lợi của thị trường chứng khoán cũng không phải ít. Tựu trung, Những tác động tiêu cực này thể hiện trên bốn điểm chính như sau:
-Một là, bằng cách cho phép những người giàu có đầu tư để gia tăng thêm của cải mà dường như không phải lao động để có, thị trường chứng khoán khuyến khích sự phân phối của cải bất bình đẳng trong xã hội. Trên phương diện này, có thể xem thị trường chứng khoán như những sòng bạc hoặc những trường đua ngựa khổng lồ;
-Hai là, thị trường chứng khoán có thể khuyến khích một sự đầu tư liều lĩnh ở các cá nhân và các tập thể (các định chế tài chính) và do đó có thể gây ra sự mất ổn định của nền kinh tế quốc gia. Vụ sụp đổ của Wall Street trong những năm cuối của thập niên 20, Hồng Kông năm 1970 và gần đây, vị thua lỗ 1,5 tỷ USD bởi bàn tay thao túng của Nick Veson, nhà kinh doanh chứng khoán 28 tuổi, đã làm cho Baring, một ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất nước Anh phải đứng trên bờ vực thẳm của sự phá sản càng đe doạ đến sự ổn định của các thị trường tài chính khác trên thế giới là những bằng chứng sống động về tác động của những khoản đầu tư thiếu chín chắn;
-Ba là, thị trường chứng khoán có thể là một mảnh đất tốt cho các hoạt động bất tương sinh sôi và phát triển. Phao tin đồn thất thiệt, xung đột quyền lợi, mua bán có tay trong (mua bán nội gián), phát hành những bản cáo bạch không đúng sự thật, lấy giá chứng khoán lên, bán chứng khoán không đúng với giá trị hoặc quá cao là những “chuyện xưa như quả đất” trên các thị trường chứng khoán;
-Bốn là, mặc dù thị trường chứng khoán có thể phân bố vốn cho các hoạt động kinh tế được kỳ vọng là có thể mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng, xét từ quan điểm toàn cục, các hoạt động này có thể không phải là các hoạt động có lợi nhất bởi thị trường và giá cả thị trường có thể bị bóp méo trong các nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, sự phát triển của thị trường chứng khoán có thể dẫn đến xấu đi trong phân bổ các nguồn lực chứ không phải là sự cải thiện.
Để lại một bình luận