Kết quả về hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU được sắp xếp từ cao xuống thấp, lấy năm 2016 làm năm cơ sở, được trình bày tại phụ lục 16.
Có thể thấy rằng, hiệu quả kỹ thuật đạt mức cao trong giai đoạn 2006 – 2016 ở một số nước như: Bỉ, Hà Lan, Cộng hòa Slovakia, Áo. Tính riêng năm 2016, hiệu quả kỹ thuật ở Bỉ đạt 72%, Hà Lan đạt 78%, Cộng hòa Slovakia đạt 77%, Áo đạt 79%. Nói cách khác xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang các nước này tương ứng đạt 72%, 78%, 77% và 79% so với mức tiềm năng.
Ngược lại ở một số nước hiệu quả kỹ thuật ở mức rất thấp khoảng 50% như Rumani, Ai len, Lithuania, Phần Lan.
Dựa trên cơ sở kết quả của mô hình hồi quy, tác giả đã thực hiện ước lượng mức xuất khẩu tiềm năng trong xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU. Kết quả tính toán mức xuất khẩu tiềm năng được trình bày tại phụ lục 17. Qua bảng kết quả có the thấy rằng, trong giai đoạn 2006 – 2016 Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu ở mức cao tại một số nước như Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Ý, Tây B an Nha, Áo, B ỉ, Thụy Đien. Tính riêng năm 2016, theo ước tính của mô hình thì mức xuất khẩu tối đa mà Việt Nam có the đạt được ở các nước như Đức, Hà Lan, Pháp, Ý lần lượt là 8110,64 triệu USD; 6679,92 triệu USD; 4479,98 triệu USD; 4531 triệu USD.
Tiềm năng xuất khẩu chưa được khai thác một cách tối ưu đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường như Đức, Hà Lan, Pháp, Ý. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đây là những thị trường lớn nhất của Việt Nam trong EU cả về xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào những thị trường trên, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bỏ qua các nhóm thị trường còn lại. Điều này cho thấy còn nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác trong thời gian tới.
Sử dụng kết hợp 3 chỉ số TCI, TE và RCA cho ta thấy tri en vọng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU. Cụ the đó là, một số thị trường có chỉ số TCI cao và chỉ số TE thấp như: Rumani, Hungary, Ai len, Ba Lan. Đây sẽ là những thị trường có triển vọng xuất khẩu cao với các mặt hàng có chỉ số lợi thế so sánh (RCA) cao như thiết bị viễn thông, giầy dép, hòm, vali, máy móc văn phòng, quần áo dệt may. Ngược lại, các thị trường khác (Cộng hòa Séc, Cộng hoà Slovakia, Cộng hòa Slovenia, Áo) mặc dù có chỉ số TCI cao nhưng hiệu quả kỹ thuật (TE) đã đạt ở mức tương đối vì vậy Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục khai thác những thị trường này.
Để lại một bình luận