– Douglass C.North (1998), “Áp dụng lý thuyết kinh tế và phƣơng pháp định lượng trong giải thích các thay đổi về kinh tế và tổ chức” – công trình đoạt giải Nobel năm 1993 đã chia quá trình phát triển của mỗi nền kinh tế thành 4 thời kỳ tùy theo chi phí thông tin và cưỡng chế thực hiện hợp đồng của mỗi thời kỳ:
Thời kỳ tự cung, tự cấp trong quy mô nông nghiệp làng xã;
Thời kỳ sản xuất hàng hóa nhỏ, quan hệ sản xuất kinh doanh vươn ra ngoài phạm vi làng xã, tới mức vùng;
Thời kỳ sản xuất hàng hóa quy mô trung bình; Thời kỳ sản xuất hàng hóa với quy mô lớn.
– Bargeret Pascal (2005) trong cuốn: “Nông dân, Nhà nước và thị trường ở Việt Nam. Mười năm hợp tác nông nghiệp trong lưu vực sông Hồng” đã đề cập đến lối tư duy bao cấp của người dân nông thôn lưu vực sông Hồng những năm 1980 – 1990 ở Việt Nam, lối tư duy đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách thức làm ăn cũng như đời sống của họ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đồng thời ông đã khái quát hóa những chính sách của Việt Nam đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn từ 1986 đến 2005.
– Hans R. Herren trong cuốn “Báo cáo kinh tế xanh” (2011) của UNEP thì việc phát triển nền nông nghiệp xanh để hƣớng đến nền nông nghiệp sạch nhằm các mục tiêu: Duy trì và tăng năng suất của các sản phẩm nông nghiệp trong khi đó vẫn đảm bảo việc cung cấp lương thực cho nền tảng của sự bền vững; giảm thiểu những tác động tiêu cực và tạo ra những tác động có lợi cho môi trường; khôi phục các nguồn tài nguyên sinh thái và sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người dân địa phương phải thích nghi với những kỹ thuật, phương thức canh tác nông nghiệp và có kiến thức cũng như hiểu biết của mình về những chứng chỉ, nhãn hiệu của thị trường như GAP, sản phẩm sinh học hay sản phẩm hữu cơ, nông nghiệp sinh thái… và những kỹ thuật liên quan.
– Học thuyết Keynes, ra đời trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế cuối những năm 29 đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Học thuyết vạch rõ vai trò to lớn của thị trường đối với phát triển kinh tế, từ đó xác định rõ cần phải áp dụng nhiều biện pháp nâng cao nhu cầu tiêu dùng, kích thích “cầu có hiệu quả”, tức là tìm biện pháp mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Ý tưởng này gợi lên suy nghĩ về quá trình HĐH nền nông nghiệp, đồng thời cũng là quá trình phát triển kinh tế hàng hóa, tìm thị trường và mở rộng thị trường cho nền kinh tế.
– A. Hirschman, F. Perrons và G. Bernis trong Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối cho rằng các nước chậm phát triển không thể và không nhất thiết phải đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành, mà cần tập trung tài nguyên, vốn, năng lực quản lý vào những ngành chủ yếu. Trong mỗi giai đoạn phát triển của thời kỳ CNH, vai trò “cực tăng trưởng” của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì thế, cần tập trung các nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực trong những thời điểm nhất định với nghĩa là những ngành, lĩnh vực đầu tàu lôi kéo toàn bộ nền kinh tế phát triển.
– Barbara Chmielewskan (2009) trong cuốn “The Problems of Agriculture and Rural Areas in the Process of European Integration” (Vấn đề nông nghiệp, nông thôn trong quá trình hội nhập châu Âu) đã cho rằng, các ngành nông nghiệp ít có cơ hội phát triển nếu không có sự hỗ trợ tài chính của chính phủ EU, đặc biệt là tại các nước kém phát triển. Do vậy, các giải pháp chính trị cho các vấn đề về phát triển nông nghiệp trong các chính sách của EU là rất quan trọng và đề nghị giải pháp có lợi cho tất cả các nước EU là sự phát triển đa ngành của nông nghiệp với sự đa chức năng của khu vực nông thôn. Chỉ có một sự phát triển đa ngành, đa chức năng mới có thể đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.
Như vậy, một số học giả trên thế giới đã có những đóng góp quan trọng vào việc lý giải những vấn đề cơ bản; phân tích mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế; chiến lược phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; sự phát triển nông nghiệp bền vững áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện sản lượng và mở rộng sản xuất hàng hóa có giá trị cao, vai trò của nông nghiệp đối với các ngành khác; nông nghiệp, nông thôn là thị trường tiềm năng của ngành công nghiệp; phát triển nông nghiệp đặt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho dân số khu vực nông thôn, mở rộng thị trường…
Để lại một bình luận