Tính liên kết :
Có thể thấy sự hình thành và phát triển của từng dự án TT logistics trên địa bàn thành phố còn ít nhiều mang tính “tự phát”, thiếu đồng bộ và không có quy hoạch rõ ràng. Từng trung tâm được đầu tư chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mà chưa phối hợp trong định hướng chung, chính sách chung phục vụ cho lợi ích và chính sách kinh tế- xã hội của thành phố hoặc một vùng hay một địa phương nào.
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị :
Với nguồn vốn đầu tư lớn, hầu hết các dự án TT logistics tại Hải Phòng, trong đó có GLC, đều được đảm bảo về mặt kho bãi, nhà xưởng, văn phòng với hệ thống trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, điển hình là TT logistics Green. Tuy nhiên, do bị giới hạn bởi phạm vi dịch vụ cung cấp, chủ yếu liên quan đến lưu kho lưu bãi, nên sự liên kết giữa TT logistics với các hệ thống vận tải: đường thủy, đường bộ, đường sắt… còn chưa tốt. Trong trường hợp của GLC, hệ thống đường bộ tại Khu công nghiệp Đình Vũ đã xuống cấp, có những đoạn bị hư hại nặng, ít nhiều làm cản trở hoạt động vận tải của trung tâm. Ngoài ra, sự kết nối đường sắt vào bãi container tại GLC nói riêng và một số dự án TT logistics khác nói chung là hoàn toàn không có, do đó khó có thể tạo ra một chuỗi dịch vụ logistics hoàn chỉnh được.
Chính sách ưu đãi dành cho các trung tâm logistics :
Theo điều tra thì hiện nay, TT logistics Green và TT logistics Yusen là hai trung tâm duy nhất đã đi vào hoạt động trên địa bàn Hải Phòng. Trung tâm này được đầu tư theo hình thức nhà nước ưu đãi về đất đai còn doanh nghiệp tự đầu tư (DN trong nước và DN nước ngoài cùng đầu tư).
Ngoài những ưu đãi dành cho doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Đình Vũ như ưu đãi về đất hay thuế thu nhập doanh nghiệp thì trung tâm không được hưởng bất kỳ chính sách ưu đãi nào khác dành cho các TT logistics từ phía các cấp chính quyền. Do các DN tự đầu tư nên các DN tự quyết phương án khai thác và thu hồi vốn, chi phí đầu tư được hạch toán vào chi phí chung của trung tâm.
Để lại một bình luận