Đối với Việt Nam, ngay từ giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, chúng ta đã nhận thức sâu sắc vai trò của nguồn tài chính trong nước và nhu cầu phát triển một thị trường chứng khoán hiệu quả. Trong khi đó, thị trường chứng khoán nếu không có sự hỗ trợ bên ngoài, tự thân nó cần phải có nhiều điều kiện kinh tế, xã hội và luật pháp đầy đủ mà Việt Nam chưa thể đáp ứng trong giai đoạn này. Vì vậy, để đạt được mục tiêu hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, Nhà nước tạo ra những tiền đề cần thiết, những đảm bảo pháp lý cho thị trường chứng khoán được hình thành và phát triển. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, Nhà nước đã làm “bà đỡ” cho thị trường chứng khoán với rất nhiều góc độ và biện pháp khác nhau: tạo điều kiện hàng hoá cho thị trường, tạo điều kiện hình thành cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán, tạo cơ hội cho người đầu tư và nhà kinh doanh… Với những nội dung cơ bản như vậy, chỉ Nhà nước với khả năng tài chính dồi dào, quyền lực duy nhất cùng với hệ thống pháp luật đã cho ra đời sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam chưa phải là nền kinh tế thị trường phát triển hoàn chỉnh.
Xuất phát từ vai trò Nhà nước xã hội chủ nghĩa, từ đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà nước có vị trí, vai trò rất quan trọng, mặc dù có những hình thái biểu hiện cụ thể khác nhau trong giai đoạn hiện nay. Đối với thị trường chứng khoán, nguyên tắc thực hiện sự can thiệp của Nhà nước cũng được thể hiện rất rõ ràng tại các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp thị trường. Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996 đã cho ra đời một cơ quan quản lý chức năng riêng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Văn bản này xác định rõ mô hình, vị trí, chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về chức khoán. Có thể nhận xét rằng mô hình cơ quan quản lý chứng khoán mang tính chuyên nghiệp đã phản ánh sự tham gia trực tiếp của Nhà nước vào thị trường với tư cách là nhà quản lý vĩ mô. Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996, Nghị định sóo 90/2003/NĐ-CP ngày 12-8-2003 cũng ghi nhận nhiệm vụ chủ yếu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là quản lý và điều hành thị trường chứng khoán Việt Nam, thực hiện các hành vi quản lý phù hợp với yêu cầu thị trường. Mô hình cơ quan quản lý về thị trường chứng khoán của Nhà nước ta cũng là mô hình được đánh giá có nhiều ưu điểm nhất hiện nay, đảm bảo cho hiệu quả quản lý thị trường.
Xác định tính sở hữu nhà nước đối với Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 ghi nhận vấn đề này. Để chính thức cho ra đời thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam, Nhà nước đã thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán. Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng chính phủ đã thành lập Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà nội và Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Đây là chặng đường đầy khó khăn, cần có sự can thiệp, tiếp sức trực tiếp của Nhà nước. Về các chủ thể tham gia kinh doanh chứng khoán, Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 cũng xác định vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước vào ngay quá trình tạo cung cầu chứng khoán cho thị trường. Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về điều kiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng ghi nhận khả năng tạo cung chứng khoán của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá; Nghị định số 120/CP, Nghị định 01/2001/NĐ- CP ngày 03-01-2001 tạo điều kiện cho các loại trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước, trái phiếu chính phủ được phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước có khả năng tài chính dồi dào tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là những người kinh doanh trực tiếp bằng con đường thành lập các công ty kinh doanh trực tiếp bằng con đường thành lập các công ty chứng khoán theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn do tổ chức thành lập.
Quy định những trường hợp Nhà nước cần thiết can thiệp vào thị trường, vào các giao dịch tại thị trường. Những hoạt động liên quan tới việc cho phép phát hành, cho phép hoạt động của các tổ chức tại thị trường tập trung đều được Nhà nước giám sát chặt chẽ thông qua cơ quan chức năng. Những giao dịch tại thị trường được Nhà nước quy định cụ thể và can thiệp khi có những biến động xấu trên thị trường. Những can thiệp của Nhà nước có thể thông qua hoạt động hành chính nhà nước, hoặc thông qua những giải pháp kinh tế nhằm ổn định thị trường.
Cho dù nhiều văn bản pháp luật đã ban hành xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau (nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan) song nguyên tắc thực hiện sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường chứng khoán còn chưa được hiểu đầy đủ, đúng mức độ cần thiết. Nhà nước còn thực hiện sự can thiệp khá sâu, mang tính hành chính kinh tế vào hoạt động thị trường, có thể gây ra những phán ứng trái chiều từ thị trường.
Nhà nước bảo đảm cơ sở thị trường vận hành động bộ cũng từng bước được triển khai thực hiện. Các nguyên tắc thị trường đã được luật hoá và được quy định cụ thể trong nhiều quy phạm pháp luật khác nhau.
+ Nguyên tắc công khai: Nghị định 48 cũng các văn bản hướng dẫn thi hành đều quy định rõ, chi tiết những nội dung các chủ thể có liên quan phải công bố thông tin ra công chúng chính thức. Chẳng hạn, quy định trình tự báo cáo thông tin liên quan đến đợt phát hành chứng khoán ra công chúng, nhằm cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho đông đảo người đầu tư và các đối tượng liên quan. Đây cũng là nét đặc trưng của yêu cầu của nguyên tắc công khai, cơ quan có thẩm quyền ban hành những văn bản riêng điều chỉnh chế độ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Do yêu cầu của nguyên tắc công khai, cơ quan có thẩm quyền ban hành những
văn bản điều chỉnh chế độ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tập trung. Ngay đối với điều kiện để được niêm yết và giao dịch chứng khoán cũng tuân thủ những tiêu chuẩn có độ công khai hoá cao.
+ Nguyên tắc trung gian: Phần lớn các giao dịch trên thị trường chứng khoán đều phải thực hiện qua khâu trung gian, nhằm hạn chế tối đa những tổn thương có thể gây ra cho khách hàng do hành vi lừa đảo. Nghị định 48 cũng đã quy định về thành viên thị trường tập trung theo đó, tất cả các nhà đầu tư không phải là công ty chứng khoán tự doanh đều phải thực hiện giao dịch của mình thông qua môi giới.
+ Nguyên tắc công bằng: Nghị định 48 có mục đích xuyên suốt đó là bảo đảm công bằng cho tất cả các đối tượng tham gia. Hệ thống ghép giá, đấu lệnh tự động cùng với các quy định về nguyên tắc đấu giá, đấu lệnh phản ánh nội dung điều chỉnh pháp luật nhằm hướng tới sự công bằng của các giao dịch tại thị trường chứng khoán. Mặc dù chưa đủ điều kiện thực hiện đấu lệnh liên tục, nhưng những quy định về nguyên tắc ưu tiên, nguyên tắc công bố trong đấu lệnh định kỳ tại thị trường chứng khoán tập trung là một trong những quy định bảo đảm có hiệu quả lợi ích của tất cả các chủ thể, đặc biệt là người mua và bán chứng khoán.
Các nguyên tắc pháp lý vận hành thị trường có mối liên hệ khăng khít với nhau và không mâu thuẫn giữa chúng. Chẳng hạn, nội dung và yêu cầu của nguyên tắc ưu tiên không mâu thuẫn với nguyên tắc công khai, nguyên tắc trung gian lại là cơ sở để thực hiện nguyên tắc công bằng.
Quy định những hành vi cấm thực hiện tại thị trường tập trung và sẵn sàng áp dụng chế tài khi có vi phạm để thực hiện răn đe. Với những hành vi có thể làm thương tổn tới thị trường, pháp luật cũng định liệu cụ thể những chế tài tương xứng. Nghị định số 22/2000/NĐ-CP ngày 10-7-200 đã quy định những chế tài cụ thể cho các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng, cần thiết phải xử lý ở mức độ nghiêm trọng, cần thiết phải xử lý ở mức độ nghiêm khắc hơn cũng được ghi nhận tại Bộ luật hình sự năm 1999 như tội cố ý làm trái, tội tham ô, tội đầu cơ, tội lừa đảo…
Tuy vậy, do chưa có kinh nghiệm thực tiễn, do ta duy trong công tác quản lý của nền kinh tế tập trung còn chưa được loại trừ hoàn toàn, do đặc tính ngăn chặn lên quá yêu cầu vốn có của nó, các nguyên tắc vận hành thị trường còn mang tính cứng nhắc, nhiều hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu vận động thị trường.
Để lại một bình luận