Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những “vận hội mới” làm cho nền kinh tế năng động hơn bao giờ hết. Năm 2017 đánh dấu kỷ lục về tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81% vượt chỉ tiêu 6,7% và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua (xem hình 6 – phụ lục 09). Theo GSO (2018): “Trong năm 2017 vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2016. Đặc biệt các DN may đã thu hút được hơn 3 tỉ USD vốn FDI”. Đây là một con số ấn tượng chứng minh các DN may đang có thế và lực trong TMQT và nó cũng là tiền đề quan trọng để các DN may thực hiện tốt TNXH đảm bảo quyền cho NLĐ bởi hội nhập quốc tế là tuân thủ các điều kiện về lao động cũng như tận dụng được những “lợi ích động” do phát triển kinh tế và hội nhập mang đến.
Để phát triển trong TMQT Việt Nam đã ký kết hàng loạt các FTA, có hiệu lực đặc biệt CPTTPP và EVFTA.
Tóm lại, bên cạnh thúc đẩy phát triển kinh tế thì Việt Nam cần phải nắm rõ quy trình tham gia các FTA có những quy định về lao động cũng cần có lộ trình thực hiện như công ước 98 (có hiệu lực từ ngày 5/7/2020) và ký kết các công ước còn lại (số 87 và 105) có liên quan đến lao động của ILO, nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Như vậy, phát triển và hội nhập kinh tế thế giới sẽ đặt ra các yêu cầu ngày càng cao về thực hiện TNXH đảm bảo quyền, lợi ích cho NLĐ nhằm đảm bảo sự sống còn của các DN nhất là các DN may.
Để lại một bình luận