Công ty bạn có còn trong giai đoạn khởi nghiệp, hay đã trở thành một công ty lớn mạnh đã và đang khai thác tiềm năng phát triển của mình? Hay công ty bạn vẫn đang ở đâu đó giữa hai thái cực này? Thật hữu ích khi lùi lại và quan sát vòng đời theo giả định của doanh nghiệp gồm các giai đoạn khởi sự, phát triển và trường thành. Hành động này sẽ giúp chúng ta hiểu được cách thức và thời điểm mà các hình thức cấp vốn khác nhau – và các tổ chức cấp vốn khác nhau – nhập cuộc. Chúng ta đả quan sát phần nào trong những mô tả về công ty Amalgamated và eBay. Sau đây, chúng ta xem xét một trường hợp phổ quát hơn được chia thành bốn giai đoạn: khởi nghiệp, phát triển 1, phát triển 2, và lớn mạnh
Giai đoạn khởi nghiệp
Công ty Amalgamated là một trường hợp khởi sự doanh nghiệp khá điển hình. McDuff – nhà quản lý sáng lập công ty trong giai đoạn này phải tìm nguồn vốn cần thiết để mua tài sản và cấp vốn cho các hoạt động kinh doanh, số vốn này thường xuất phát từ tiền tiết kiệm cá nhân, tiền vay hoặc góp vốn từ bạn bè và người thân, và trong một số trường hợp còn có các “mạnh thường quân” xuất vốn – những nhà doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội dưới vai trò cho vay hoặc sở hữu phần nhỏ. Ngân hàng địa phương cũng có thể cho vay vốn nếu có vật thế chấp thỏa đáng. Dù nhiều công ty trong giai đoạn này đă cổ phần hoá, nhưng các cổ phần của họ thường được một số ít cá nhân nắm giữ và không có thị trường thực tế.
Giai đoạn phát triển 1
Trong suốt giai đoạn này, doanh nghiệp mở rộng doanh thu và phát triển trên cơ sở những khách hàng đáng tin cậy. Kết quả là họ cần nhiều vốn hơn. Một số nguồn vốn, như chúng ta đã thấy trong trường hợp eBay, phát sinh qua lợi nhuận tái đầu tư từ hoạt dộng kinh doanh. Nhưng để công ty phát triển mạnh mẽ cần phải có nhiều vốn hơn. Bằng cách chứng minh sự tín nhiệm trong hoạt động kinh doanh, nói chung doanh nghiệp có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài dễ dàng hon so với trước đây.
Vốn dưới hình thức nợ trong giai đoạn này thường là nợ ngân hàng địa phương, trong khi đó vốn chủ sở hữu được thu thập qua việc bán cổ phiếu tư nhân cho các nhà đầu tư địa phương. Doanh nghiệp vẫn còn quá nhỏ để có thể tung cổ phiếu cho công chúng. Do đó, công ty không thể có được thị trường vốn rộng lớn hơn. Nếu công ty thuộc một ngành công nghiệp”nóng”, hoặc nếu sắp tạo ra bước đột phá với một sản phẩm độc quyền có thể thay đổi số phận, công ty sẽ thu hút nhiều sự chú ý của những nhà cấp vốn mạo hiểm.
Cấp vốn mạo hiểm ?
Nhà cấp vón mạo hỉém hay hãng cấp vốn mạo hiểm là một nhà đầu tư chấp nhận mức rủi ro cao đế tìm một vị trí vốn chủ sở hữu trong một công ty ở giai đoạn khởi nghiệp hoặc phát triển ban đầu có nhiều tiềm năng. Đổi lại với 50 vốn đầu tư đó, nhà cấp vốn này sẽ được nhận một tỷ lệ đáng kể về quyền sở hữu doanh nghiệp và vị trí trong hội đồng quản trị. Những nhà cấp vốn này tham gia nhiều vào việc quản lý chiến lược của công ty non trẻ mà họ đầu tư và thường là cầu nối giữa công ty này với các nhà cung ứng cũng như các đồng minh kinh doanh tiềm năng. Trong nhiều trường hợp, họ tuyển chuyên gia quản lý và kỹ thuật mà công ty này cần để thành công.
Nhà cấp vốn mạo hiểm không bằng lòng với tỷ lệ sinh lời hàng năm 15 đến 20% – một tỷ lệ vẫn làm hài lòng các nhà đâu tư cổ phiếu thường. Ý thức được tiếng nói của mình trong nhiều thương vụ, họ chờ đợi một tỷ lệ sinh lời khổng lồ trên việc đầu tư rủi ro. Nhìn chung, những nhà cấp vốn này tìm các công ty nhỏ có tiềm năng sinh lời mười lần số vốn đầu tư rủi ro của họ trong vòng 5 năm. Hâu hết đều nhằm lấy lại tiền đầu tư qua việc bán cổ phiếu cho công chúng ban đầu hoặc phát hành cổ phiếu tiếp theo của công ty, và tiến đến cơ hội kế tiếp.
Georges Doriot – một giáo sư Trường Kinh doanh Harvard – đã tổ chức nguồn vốn đầu tư rủi ro đầu tiên của mình cho tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Mỹ (ARD) vào cuối thập niên 1940 để thu lợi từ các công ty công nghệ cao quy mô nhỏ đang được nuôi dưỡng trong các phòng thí nhiệm của Harvard và MIT. ông đã đầu tư nhiều nhất và Công ty Thiết bị Kỹ thuật số (DEC} – một công ty do kỹ sư trẽ được đào tạo ở MIT là Kenneth Olsen thành lập. Nhận biết cơ hội, Doriot đã đầu tư 70.000 USD cho DEC vào năm 1957. Nãm 1971, Doríot đã thu được đén 355 triệu USD.
Giai đoạn phát triển 2
Hầu hết các công ty không bao giờ vượt quá giai đoạn phát triển đầu tiên. Nhưng những công ty làm được điều đó lại được tiếp cận nhiều cơ hội cấp vốn hơn, đặc biệt là thị trường cổ phiếu bán cho công chúng và trái phiếu. Những công ty trải qua giai đoạn phát triển thứ hai này đã chứng minh được khả năng sinh lời đối với các nguồn cấp vốn truyền thống. Viễn cảnh phát triển trong tương lai là một sự cám dỗ mạnh đối với các nhà đầu tư vốn – những người hy vọng mua cổ phiếu khi chúng vẫn còn rẻ và chưa được nhiều người biết tới, cất giữ rồi bán lại với giá cao để thu lợi nhuận.
Các ngân hàng địa phương cũng là nguồn cấp vốn bên ngoài quan trọng trong giai đoạn này. Công ty bây giờ đã chứng tỏ khả năng tạo doanh thu và thanh toán các khoản nợ một cách thuyết phục. Tài sản của công ty có thể dùng làm thế chấp. Công ty cũng có thể phát triển đến mức vượt vốn vay của ngân hàng địa phương, trong trường hợp đó công ty có thể chuyển lên một ngân hàng tiền tệ trung ương lớn hon.
Thời điểm quan trọng trong giai đoạn phát triển thứ hai là IPO mà chúng ta đã mô tả trong ví dụ eBay. Các IPO được quản lý bởi một hoặc nhiều hãng cấp vốn đầu tư do công ty phát hành lựa chọn. Các chủ ngân hàng đầu tư này giúp công ty phát hành IPO thông qua những yêu cầu nghiêm ngặt thương xuyên của việc phát hành cổ phiếu cho công chúng. Quan trọng hơn, ngân hàng đầu tư và nhóm những nhà buôn bán cổ phiếu của mình đem lại khả năng tiếp cận hàng triệu nhà đầu tư tiềm năng: nhà đầu tư cá nhân, quỹ tương hỗ, quỹ hưu và những nhà quản lý tiền tư nhân.
Việc phân phối cổ phần thông qua một IPO khá tốn kém, gồm những khoản phí đáng kể cho các kế toán và luật sư, và khoản cắt giám lớn đối với ngân hàng đầu tư và nhóm buôn bán cổ phiếu của họ. Nhưng một IPO thành công có thể ví như một sự “truyền máu” về tài chính. Công ty bỗng nhiên thu được số lượng lớn tiền mặt có thể dùng để trả khoản vay, mua lại cổ phiếu ưu đãi mà họ đã phát hành, và cấp vốn cho chu kỳ phát triển tiếp theo.
Giai đoạn lớn mạnh
Cây cối chẳng thể nào vươn cao mãi. Các công ty cũng không thể cứ phát triển liên tục. Đến một lúc nào đó, sự phát triển ấy sẽ dần ngừng lại vì một hoặc nhiều lý do sau:
Dù nguyên nhân là gì đi nữa, rất ít công ty duy trì được mức phát triển liên tục quá một thập niên. Điều đó không có nghĩa là nhất thiết phải ngừng tăng trưởng và không cần tiếp tục cấp vốn. Ngay cả những thị trường đã bảo hòa về những sản phẩm lớn mạnh như xe hơi vẫn tiếp tục mở rộng do dân số tăng và khi những người ở các nước chưa phát triển trở nên giàu có hơn và có nhu cầu về các sản phẩm đó. Đối với một doanh nghiệp lớn thì chi tăng 3% trong doanh thu cũng đòi hỏi cấp vốn nhiều thêm. Vì vậy, những công ty lớn mạnh thường liên quan đến những vụ sáp nhập, mua lại, tái cơ cấu hay có những hoạt động khác, tất cả đều liên quan đến việc cấp vốn quan trọng.
Giả sử một công ty phát triển đang rẩt được tín nhiệm và có nhiều hình thức lựa chọn cấp vốn thêm từ bên ngoài. Đôi với những nhu cầu trước mắt, công ty có thể phát hành trái phiếu thương mại ngắn hạn, dùng hạn mức tín dụng ngân hàng, hoặc thương thảo một khoản vay có kỳ hạn với một ngân hàng hay tổ chức tài chính, như các công ty bảo hiểm và quỹ hưu. Công ty có thể dùng tài sản và dòng tiền mặt hiện có để ký quỹ nhằm giảm chi phí khoản vay. Một giải pháp thay thế nữa là công ty có thể thu được một khoản vốn đáng kể thông qua việc bán tài sản và thuê lại như trình bày ở chương 3.
Một công ty lớn mạnh và phát đạt cũng muốn tiếp cận thị trường vốn công chúng dưới dạng vay nợ (trái phiếu) và vốn chủ sở hữu (cổ phiếu), ở đây, việc tính toán thời gian là yếu tố quan trọng. Công ty muốn bán trái phiếu của mình khi lãi suất thấp và bán cổ phiếu của mình khi giá cổ phiếu cao.
TÓM TẮT
Chương này đã trình bày cách thức cấp vốn cho các hoạt động kinh doanh và phát triển của công ty trong những giai đoạn khác nhau theo vòng đời công ty. Ở giai đoạn khởi nghiệp, một công ty thường dựa vào các nguồn vốn sau đây:
Các công ty trải qua giai đoạn phát triển phải đối mặt với thách thức trong việc tìm nguồn cấp vốn để hỗ trợ. Những công ty phát triển thường dựa vào sự kết hợp các nguồn vổn phát sinh từ bên trong và nguồn cấp vốn bên ngoài nhờ bán vốn chủ sở hữu (cổ phiếu) hoặc bán nợ (trái phiếu thương mại ngắn hạn, trái phiếu, hoặc cổ phiếu ưu đãi).
Để lại một bình luận