Đồng tiền quốc gia là đơn vị tiền tê quốc gia của một đất nước hoặc một nhóm nước; ví dụ như đồng Euro ở Tây Âu, đồng đô-la ở Mỹ, đồng Yên ở Nhật Bản và tương tự.
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền cho thấy một đồng tiền này được định giá bao nhiêu theo một đồng tiền khác. Thuật ngữ cặp tiền tê được sử dung phổ biến trên thị trường Ngoại hối. Có hai loại tỷ giá hối đoái là tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.
Tỷ giá giao ngay (SPOT) là tỷ giá hiên hành được đưa ra tại thời điểm giao dịch, việc thanh toán sẽ được thực hiên trong thời hạn từ một đến hai ngày kể từ ngày giao dịch. Ngày thanh toán thường được coi là ngày giá trị.
Ngày giá trị có thể là:
• Trong cùng ngày giao dịch, nghĩa là Ngày hôm nay (Tod);
• Vào ngày tiếp theo ngày giao dịch, nghĩa là Ngày mai (Tom);
• Vào ngày thứ hai kể từ ngày giao dịch, nghĩa là Spot.
Thông thường các giao dịch trên thị trường Ngoại hối được tiến hành ở mức giá giao ngay.
Tất cả các giao dịch với ngày giá trị trong vòng hai ngày làm việc đều được coi là các hoạt đông chuyển đổi tiền mặt.
Tỷ giá kỳ hạn (FORWARD) cho thấy giá trị của môt đồng tiền trong một khoảng thời gian tương lai. Kỳ hạn tiêu chuẩn là 1, 3, 6 và 12 tháng.
Tỷ giá hối đoái kỳ hạn được tính bằng:
Tỷ giá kỳ hạn = [Tỷ giá giạo ngay + (Tỷ giá giao nqay) X Lãi suất X số ngày thực tế]/ 360×100
Những loại tiền tệ có tính thanh khoản cao nhất
Khối lượng giao dịch có vai trò rất quan trọng trên thị trường Ngoại hối. Khối lượng giao dịch của một đồng tiền càng lớn thì càng khó để một hoặc một nhóm nhà kinh doanh thao túng tỷ giá của đồng tiền đó. Ngay cả đối với những đồng tiền được giao dịch nhiều nhất (đồng Euro và đô-la Mỹ) thì việc thao túng tỷ giá cũng là điều gần như không thể, ngoại trừ trường hợp có sự can thiệp của các ngân hàng trung ương. Đây là một trong những lý do khiến hầu hết các nhà kinh doanh lựa chọn giao dịch bằng nhiều đồng tiền khác nhau. Lý do thứ hai là khối lượng giao dịch của một đồng tiền càng lớn thì các kiểu phân tích khác nhau sẽ càng hiệu quả khi được áp dụng. Đồng Euro và đô-la Mỹ chiếm tới 70% tổng khối lượng giao dịch trên thị trường Ngoại hối, tiếp theo là đồng Yên Nhật (11%), đồng bảng Anh (8%), đồng phrăng Thụy Sỹ (5%) và 6% còn lại là của các đồng tiền khác.
Để lại một bình luận