– Năng suất và quy mô xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của một năm so với với năm trước có thể tăng hoặc giảm hoặc không thay đổi. Các hợp phần đóng góp vào tăng trưởng/giảm thiểu trong xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU bao gồm: Tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng mà năm trước đã xuất khẩu nhưng với giá trị cao hơn (tăng trưởng theo chiều sâu – năng suất); Xuất khẩu thêm một hoặc nhiều mặt hàng mà năm trước chưa xuất khẩu (tăng trưởng theo chiều rộng – quy mô); Ngừng xuất khẩu một hoặc nhiều mặt hàng mà năm trước đã xuất khẩu (hàng hóa biến mất).
Kết quả tính toán về năng suất và quy mô xuất khẩu được trình bày tại bảng dưới đây:
Qua bảng trên ta thấy 10 quốc gia có chỉ số bổ trợ thương mại cao nhất đối với Việt Nam. Đây là 10 quốc gia có cơ cấu nhập khẩu hàng chế biến từ thế giới khá tương đồng với cơ cấu xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường thế giới. Điều này cho thấy đây là những thị trường mà Việt Nam có thể duy trì mức nhập khẩu và có cơ hội khai thác được tiềm năng xuất khẩu sang các thị trường này.
Lợi thế so sánh trong xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU Kết quả ước tính chỉ số lợi thế so sánh (RCA) đối với 10 nhóm hàng chế biến ở cấp 3 chữ số của SITC có lợi thế so sánh cao nhất trong năm 2016 được trình bày tại bảng 3.11.
Qua bảng trên ta thấy rằng, đứng đầu là nhóm hàng SITC 764 – Thiết bị viễn thông. Mặc dù nhóm hàng này có chỉ số RCA giảm đi từ 16,17 năm 2013 xuống 13,25 năm 2016 nhưng nhìn chung giá trị RCA của nhóm hàng này luôn cao nhất trong một vài năm trở lại đây (từ năm 2013 đến năm 2016 ). Đứng thứ hai là nhóm hàng SITC 851 – Giầy dép, đây là nhóm hàng có lợi thế so sánh rất cao trong cả giai đoạn từ 2000 đến 2016, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần từ năm 2011 đến năm 2016. Tiếp theo là các nhóm hàng SITC 831 – Hòm và vali. SITC 751 – Máy móc văn phòng, SITC 841 – Quần áo dệt may của đàn ông/trẻ em nam có lợi thế so sánh biến động tăng giảm, nhưng cũng đều ở mức cao (RCA>4).
Để lại một bình luận