Với 305 km bờ biển, trong đó có 156 km bờ biển tuyệt đẹp, lặng gió, ít chịu tác động của khí hậu cực đoan có thể làm bãi tắm như Bãi trước, bãi sau, bãi dâu, thành phố Vũng Tàu, các bãi tắm ở huyện Côn Đảo không chỉ sạch đẹp, nước trong xanh, không khí trong lành có thể phát triển dịch vụ lặn biển thưởng thức những bãi san hô tuyệt đẹp hiếm có ở nước ta, khu vực; biển Long Hải huyện Long Điền, biển Hồ Tràm, Hồ Cốc của huyện Xuyên Mộc, với những bãi cát rộng sạch, đẹp đây là những điều kiện tự nhiên quý giá để phát triển du lịch tắm biển; vùng biển Phước Hải huyện Đất Đỏ là nơi có nhiều hải sản, được xem như vựa cá của tỉnh, đây cũng được coi là những sản phẩm phục vụ khách du lịch mua sắm và ẩm thực; khu vực huyện Tân Thành có nhiều cửa sông đổ ra biển với nhiều vùng nước sâu, kín gió, ít sóng, rất thuận lợi cho phát triển hệ thống cảng sông, cảng biển, hiện tại ở đây đã và đang phát triển một hệ thống cảng biển tầm cỡ khu vực và quốc tế, có thể xây dựng các cảng du lịch biển bằng tàu du lịch hiện đại, Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều vùng sinh quyển có một không hai như vườn Quốc gia Côn Đảo là một trong 6 khu Ramsar của nước ta không chỉ có giá trị về khoa học, môi trường mà còn có giá trị về sinh thái; khu suối nước nóng Bình Châu, khu rừng nguyên sinh huyện Xuyên Mộc còn bảo tồn nhiều loài động, thực vật quý hiếm như Rùa, Vích, Đồi mồi, Sóc đen, Sóc mun, Thạch sùng côn đảo, Chim bồ câu Nicoba, với những loại đặc sản biển, đảo nổi tiếng như: Vú nàng, Sò huyết Côn đảo…
Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp giáp với các tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Thuận, có huyện đảo Phú Quý, Hòn Bà, Gành Tam Tân, Cù Lao Câu…, đây là những “Đảo ngọc” mà hiện nay đang là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nước, TP Hồ Chí Minh, có huyện Cần Giờ là huyện ven biển, có tiềm năng to lớn về rừng và biển, môi trường trong lành, nhiều cảnh quan hấp dẫn. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã chính thức gia nhập mạng lưới quốc tế các khu dự trữ sinh quyển thế giới; bên cạnh là tỉnh Đồng Nai có nhiều tiềm năng về tự nhiên như Vườn quốc gia Nam Cát Tiên có Khu Ramsar Bàu Sấu, hồ nước nóng Đảo Ó…, ở đây còn tồn tại nhiều động, thực vật quý hiếm, có thể liên kết phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch tắm biển với du lịch sinh thái.
Ngành thủy sản của Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu là khai thác hải sản (chiếm 92,44%). Với thềm lục địa rộng hơn 1.000km2, là địa phương có khả năng phát triển ngành thủy sản bao gồm khai thác, chế biến và xuất khẩu đây là những tiềm năng to lớn của tỉnh. Theo thống kê của ngành thủy sản thì trữ lượng cá ở vũng biển Đông Nam Bộ ước tính khoảng 1,3 triệu tấn/ năm, có khả năng khai thác khoảng 600 ngàn tấn cá/ năm. Nguồn lợi thủy sản ở khu vực biển Bà Rịa – Vũng Tàu rất đa dạng, phong phú, có trên 660 loài cá, 35 loài tôm, 22 loài mực và hàng trăm loài hải sản giá trị khác như: víc, cua, hào, nhuyễn thể v.v… Hơn nữa Bà Rịa – Vũng Tàu còn có một diện tích đầm, phá khá rộng có thể thực hiện việc nuôi trồng các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như nghêu, sò, hải sản lồng bè, cá mú, hầu… Ngoài con tôm sú, Bà Rịa – Vũng Tàu còn có tiềm năng phát triển mạnh tôm càng xanh (nuôi trong vùng nước ngọt, trong ruộng lúa, mương vườn thuộc đất thổ cư,…); được coi là lợi thế về tiềm năng để phát triển nuôi sinh thái của tỉnh, Sản xuất giống tôm biển được coi là thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là nuôi trai để chế biến ngọc loài hải sản có trị kinh tế cao…đây là nguồn nguyên liệu hải sản quý để cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản, chế tạo đồ trang sức và cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn tại thành phố biển Vũng Tàu và các địa phương khác trong khu vực.
Để lại một bình luận