Bên cạnh lợi thế đặc biệt là nghề truyền thống đặc biệt lâu đời, có danh tiếng thì hàng TCMN mây tre lá Việt Nam còn có nhiều lợi thế để khai thác và phát triển, mở rộng chiến lược sản phẩm XK. PTBV hàng TCMN mây tre lá gặp nhiều thuận lợi trong thời gian qua là do bảo đảm khai thác hợp lý và có hiệu quả các lợi thế này.
· Nguồn nguyên liệu dồi dào, có sẵn trong nước
Hàng TCMN mây tre lá của Việt Nam được SX chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có trong nước. Các vùng nguyên liệu cho hàng TCMN mây tre lá của Việt Nam được phân bổ khắp nơi trên cả nước.
Đối với mặt hàng mây tre cói lá, nguồn NVL cho mặt hàng này thường sẵn có trong nước. Các vùng nguyên liệu chính cho mặt hàng này tập trung ở các tỉnh như Hòa Bình, Sơn La, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh (hàng tre), Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa (hàng cói lá).
· Có nhiều nghệ nhân tài hoa, khéo léo
Việc SX mỗi mặt hàng TCMN mây tre lá truyền thống đều có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, có kỹ thuật tinh xảo làm hạt nhân để phát triển. Hiện nay, NNL dồi dào gồm các nghệ nhân, thợ thủ công và nông dân ở các địa phương trong cả nước với truyền thống lao động cần cù và sáng tạo, tay nghề khéo léo và tinh xảo, tiếp thu kỹ thuật nhanh và có tinh thần cộng đồng… là một tiềm năng to lớn phát triển chiến lược SP mà cho đến nay ta chỉ khai thác được một phần. Nguồn lực này có thể tạo ra khối lượng SP lớn với đủ chủng lọai, đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu TT trong nước và XK.
· Công nghệ sản xuất thủ công tinh xảo
Cho tới nay vẫn chỉ có một số mặt hàng TCMN mây tre lá có khả năng cơ giới hóa được một số công đọan SX còn lại chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Nhưng có thể nói chính đặc điểm này đã đem lại sự quý hiếm cho các SP thủ công truyền thống. Khác với các mặt hàng công nghiệp SX hàng lọat bằng máy móc, giá trị của hàng thủ công truyền thống chính là ở lao động thủ công, người thợ trong quá trình SX họ mang cả tâm hồn và sự sáng tạo của mình thể hiện trong chính mỗi SP.
· Sản phẩm độc đáo và mang đậm nét văn hoá Việt Nam
Trong tất cả các mặt hàng tiêu dùng có thể nói mỗi SP thủ công mây tre lá là một tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu thưởng thức và giao lưu văn hóa giữa các nước, các dân tộc trên thế giới. Nhiều lọai SP vừa là món ăn tinh thần vừa phục vụ tiêu dùng và là vật trang trí trong nhà, nơi công sở, đền chùa… Hàng TCMN mây tre lá trong bất cứ tình huống nào, từ những nét chạm trỗ cho đến các họa tiết đều chứa đựng trong nó những hình ảnh văn hóa tinh thần, quan niệm nhân văn, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc tất cả đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề vùng nông thôn Việt Nam. Sản xuất những SP tinh xảo và mang đậm nét văn hóa dân tộc của một quốc gia là một hướng đi rất đáng được chú trọng mà thời gian qua hàng TCMN Việt Nam đã quan tâm đúng mức điều này.
· Nhu cầu TT trong và ngoài nước ngày càng tăng
Nhu cầu TT trong nước và thế giới về hàng TCMN ngày càng tăng lên theo mức sống của cư dân từng bước được cải thiện, theo xu hướng phát triển KT, thương mại và theo đà mở rộng giao lưu văn hóa và du lịch giữa các nước. Trên thế giới hiện nay những nước giàu hàng năm NK tới hàng tỷ USD các lọai hàng TCMN, mặt khác nhu cầu của người giàu rất lớn và tăng rất nhanh.
· Được sự quan tâm và hỗ trợ của Nhà nước
TCMN là một trong các ngành hàng được nhà nước khuyến khích XK. Chính phủ Việt Nam cố gắng sử dụng hàng TCMN mây tre lá như một công cụ để phát triển nông thôn, bảo tồn hệ thống văn hóa và là phương tiện thúc đẩy hoạt động KT và giúp giảm đói nghèo ở các vùng nông thôn. Chính phủ đặt mục tiêu phát triển hàng TCMN đạt doanh thu hàng năm lên tới hàng tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho 4,5 – 6,0 triệu người.
Ngày 24/01/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó nội dung chủ yếu là đẩy mạnh chiến lược SP hàng TCMN như sau:
-“Nhà nước có quy hoạch và định hướng phát triển các cơ sở ngành nghề truyền thống phải gắn với phát triển ngành du lịch văn hóa.
Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tiêu thụ và sử dụng các SP ngành nghề nông thôn, nhất là các SP sử dụng nguồn NVL tự nhiên trong nước (gỗ, mây, tre, lá…) nhằm hạn chế một phần tác hại đến MT của các SP chất thải hóa chất nhựa công nghiệp.
Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp, bảo vệ quyền sở hữu về tài sản, bí quyết công nghệ, phát minh sáng chế, bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp của các cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển ngành nghề ở nông thôn.
Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân huy động các nguồn lực XH triển khai các hoạt động trợ giúp, tư vấn, thông tin, tiếp thị, đào tạo nghề, khuyến công, nghiên cứu công nghệ, kiểu dáng, mẫu mã cho phát triển ngành nghề nông thôn”.
Nghị định 52/2018/NĐ-CP về Phát triển ngành nghề nông thôn, hiệu lực từ 01/06/2018. Nghị định nêu rõ: (i) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại. Nhà nước tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại liên quan, hỗ trợ cơ sở ngành nghề nông thôn xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu SP, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã SP, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu; Hội thi SP thủ công Việt Nam.
Để lại một bình luận