Trách nhiệm đảm bảo quyền về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể
Thực thi TNXH đảm bảo quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể đạt điểm bình quân 3,03/5,0 điểm. Kết quả này thể hiện các DN may đã bước đầu coi trọng đến nội dung này cũng như giúp DN giảm thiểu những “rạn nứt” trong quan hệ lao động.
Tại các DN may Việt Nam việc “tổ chức hội nghị NLĐ hàng năm – td3” chính là việc tạo ra một diễn đàn để phát huy tính dân chủ trực tiếp tại nơi làm việc. Vì vậy, các DN may đặc biệt các DN may quy mô lớn quan tâm nhất đến nội dung này. Theo Vinatex (2017): “100% các DN may trong tập đoàn đều tổ chức Hội nghị NLĐ”. Đây là nơi tạo ra sự đoàn kết, dân chủ, tập trung trí tuệ của NLĐ hàng năm. Hội nghị người lao động ghi nhận sự linh hoạt, sáng tạo trong việc thực thi các nhiệm vụ của năm và sự tận tâm cống hiến cũng như sự gắn bó bền chặt của NLĐ. Mặc dù vậy, tại các DNNVV tổ chức hội nghị NLĐ hàng năm chưa được coi trọng dẫn đến tình trạng: chưa giải quyết thỏa đáng về tăng ca quá nhiều, cách thức trả lương, môi trường làm việc chưa bảo đảm, NSDLĐ không chấp hành đúng PLLĐ… là nguyên nhân của những giọt nước tràn ly tạo ra một số cuộc đình công (xem bảng 3.4).
Các DN may quy mô lớn đã chú trọng đến việc “được thành lập Công đoàn cơ sở – td1” nhưng các DNNVV còn ở mức dưới trung bình (2,98/5,0). Kết quả này cho thấy các DN lớn nhận thức được thành lập công đoàn cơ sở là một trong những yếu tố quyết định để có được quan hệ lao động lành mạnh tại DN. Theo VITAX (2017): “Có trên 80% các DN may được thành lập Công đoàn cơ sở” nhằm mục đích đồng hành chăm lo đời sống vật chất tinh thần của NLĐ.
Thực hiện quyền cho “NLĐ được tham gia tổ chức Công đoàn, đoàn thể theo nguyện vọng- td2” bước đầu đã có sự quan tâm tại các DN may quy mô lớn.
Trách nhiệm đảm bảo lợi ích về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể
Kết quả đánh giá đảm bảo lợi ích về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể đạt 2,82/5,0 điểm – mức yếu kém trong toàn bộ nội dung TNXH đối với NLĐ.
Các DN may quy mô lớn đã phần nào tạo điều kiện cho “Công đoàn cơ sở hoạt động – td4” nhưng đối với các DNNVV nội dung này còn rất bất cập. Tại một số DN may cán bộ được giúp đỡ từ phía lãnh đạo DN nhằm thực hiện tốt chữ “tâm”, “công” trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Công đoàn. Các DN tạo điều kiện để cán bộ Công đoàn tham gia Hội thi cán bộ Công đoàn giỏi nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Công đoàn dệt may Việt Nam năm 2016. Đây là cơ hội để các bộ Công đoàn các đơn vị thể hiện trí tuệ, tài năng, lòng yêu nghề, và tạo điều kiện cho các đơn vị giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, tại các DN may cán bộ Công đoàn phải kiêm nhiệm các công việc lẫn cán bộ Công đoàn hay theo ILO & IFC, (2017): “có trên 30% cấp quản lý can thiệp vào hoạt động Công đoàn cơ sở”. Điều này dẫn đến Công đoàn cơ sở chưa thể tự chủ toàn bộ hoạt động của mình.
Thực trạng “TƯLĐTT có các điều khoản tốt hơn Luật- td5” có mức đánh giá yếu nhất trong nội dung này. Hiện đa số DNNVV vẫn “vật lộn” với bài toán đảm bảo quyền nên việc có TƯLĐTT tốt hơn Luật dường như là không thể. Theo Công đoàn dệt may Việt Nam (2017): “Tại các DN may có hơn 100 DN ký TƯLĐTT của mình và hơn 80 DN ký TƯLĐTT ngành”. Đây là một con số còn khá ít ỏi so với 5985 DN may. Theo Trung tâm nghiên cứu Quan hệ lao động (2016): “Kết quả điều tra ban đầu về TƯLĐTT có khoảng 29% tốt hơn Luật, còn lại là sao chép từ Luật và chỉ 15% có dấu hiệu tham gia của NLĐ”. Như vậy, số lượng TƯLĐTT không những quá ít mà chất lượng của chúng cũng là vấn đề đáng quan ngại.
Như vậy, toàn cảnh bức tranh thực trạng TNXH đối với NLĐ của các DN may Việt Nam có cả vùng sáng và tối của cả DN lớn, DNNVV (xem bảng 3.5).
Để lại một bình luận