Điều 18 Luật lao động (2012) quy định trong mọi trường hợp thuê mướn lao động phải ký kết HĐLĐ và thực hiện các điều khoản đó. Kết quả TNXH về HĐLĐ (xem bảng 1 – phụ lục 8c) bước đầu cho thấy các DN đã tuân thủ quy định này.
Trách nhiệm đảm bảo quyền về hợp đồng lao động
Các DN may đã đạt được kết quả thực hiện trách nhiệm đảm bảo quyền về HĐLĐ ở mức trên trung bình 3.13/5,0 điểm. Điều này cho thấy ký kết và thực hiện HĐLĐ là một trong những trách nhiệm cơ bản nhất trong đảm bảo quyền đối với NLĐ.
Trong các nội dung thì “ký đúng loại HĐLĐ theo tính chất công việc- hdld2” có mức điểm cao nhất (3,36/5,0 điểm). Sở dĩ có mức đánh giá này do ký kết đúng HĐLĐ theo tính chất công việc là cơ sở xây dựng quan hệ hài hòa giữa NLĐ và NSDLĐ. Còn đối với NLĐ khi được ký kết đúng loại HĐLĐ thì DN sẽ không thể đuổi việc NLĐ một cách vô cớ cũng như NLĐ được hưởng các quyền về lương, thưởng, phúc lợi, trợ cấp, bảo hiểm… Theo VITAS (2017): “Các DN may quy mô lớn đảm bảo 100% NLĐ đều có HĐLĐ theo tính chất công việc”. Trong đó loại HĐLĐ mà các DN ký kết với NLĐ như không xác định thời hạn, thời hạn từ 12 – 36 tháng và loại HĐLĐ mùa vụ, phổ biến nhất là HĐLĐ từ 12- 36 tháng (xem hình 3.3). Thực trạng về “các điều khoản đảm bảo quyền cho NLĐ- hdld1” trong các
DN may lớn đã được chú trọng. Vi phạm nội dung này tập trung ở các DNNVV. Kết quả này cũng được ILO & IFC phản ánh qua các năm gần đây (xem hình 3.4).
Việc không tuân thủ các điều khoản đảm bảo quyền cho NLĐ trong thực hiện HĐLĐ đặc biệt là các DN nhỏ qua các lần báo cáo của ILO & IFC có xu hướng tăng khá lo ngại từ: 15 DN (năm 2013), 23 DN (năm 2014), 71 DN (năm 2015), 97 DN (năm 2017). Các chi tiết bị thiếu trong HĐLĐ có xu hướng khác nhau tùy theo từng DNNVV, nhưng phổ biến nhất là về quá trình tăng lương, đào tạo nghề và nâng cao tay nghề, các thiết bị bảo vệ cá nhân được sử dụng, tiền lương làm thêm giờ, chi tiết về hình thức thanh toán tiền lương và bảng lương.
Khi chấm dứt HĐLĐ các DN may quy mô lớn đã tuân thủ PLLĐ về vấn đề này còn các DNNVV không trả đúng phúc lợi nghỉ việc cho NLĐ là 97,37% (ILO & IFC, 2015). Nguyên nhân của việc không tuân thủ này là do các DN may không thanh toán cho NLĐ các khoản như: lương, ngày phép năm, trợ cấp kết thúc HĐLĐ trong vòng 7 ngày làm việc từ khi kết thúc HĐLĐ theo PLLĐ.
Trách nhiệm đảm bảo lợi ích về hợp đồng lao động
“Các điều khoản đảm bảo lợi ích trong HĐLĐ- hdld4” cho NLĐ liên quan đến điều chỉnh tiền lương, tăng lương, phúc lợi… tại các DN lớn phần nào đã được giải quyết. Còn đối với các DNNVV có các điều khoản đảm bảo lợi ích là không thể bằng chứng thực tế là mức điểm ở nội dung này ở mức yếu -2,40/5,0 điểm. Theo MOLISA, (2015): “có 71/152 DN may quy mô nhỏ và vừa không tuân thủ được việc cụ thể hóa các điều khoản về lợi ích của NLĐ theo quy định”. Lý giải cho kết quả này là hiện các DNNVV do tình hình kinh doanh còn nhiều khó khăn, ngân sách để thực hiện các điều khoản đảm bảo quyền còn khá khó khăn, eo hẹp. Vì vậy, những điều khoản đảm bảo lợi ích cho NLĐ như: trả lương cạnh tranh, trả phụ cấp trợ cấp cao hơn quy định, hay tạo ra những việc làm mới khi NLĐ ngoài 35 tuổi sức khỏe bắt đầu suy giảm, năng suất lao động ảnh hưởng, hỗ trợ nhà ở, xây dựng nhà trẻ…. là những vấn đề DN không thể một sớm, một chiều đưa vào HĐLĐ.
Để lại một bình luận