Thực trạng sử dụng NSNN cho xây dựng hạ tầng KT- XH
Căn cứ vào kế hoạch NLTC cho XDNTM trên địa bàn, khả năng thu NSNN, mức hỗ trợ từ NSTƯ và xác định thứ tự ưu tiên nguồn lực theo nhóm xã; UBND tỉnh Hà Tĩnh phân bổ và thông báo kế hoạch vốn NSNN hàng năm cho các huyện, chi tiết cho các xã. Trên cơ sở đó, các xã tiến hành sử dụng NLTC thực hiện các tiêu chí NTM theo kế hoạch đăng ký.
NSNN được phân bổ để thực hiện tất cả các nhóm tiêu chí, trong đó ưu tiên cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH và hỗ trợ phát triển sản xuất.
Qua bảng 3.16 cho thấy NLTC từ NSNN chủ yếu được sử dụng để thực hiện nội dung xây dựng hạ tầng KT-XH, đạt 7.631,777 tỷ đồng chiếm 82,47% tổng NSNN cấp cho Chương trình XDNTM. NLTC sử dụng cho nội dung phát triển, tổ chức sản xuất chỉ ở mức 1.306,928 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 14,12% [93].
Cơ chế hỗ trợ vốn xác định rõ danh mục các công trình được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thứ tự ưu tiên hỗ trợ đầu tư (Phụ lục 2). Căn cứ vào mức hỗ trợ của NS cấp trên, các xã xây dựng kế hoạch vốn đối ứng cho các công trình 100% vốn NSNN đầu tư và các công trình do nhân dân đóng góp.
Nhìn chung cơ chế hỗ trợ NLTC cho các xã XDNTM rất linh hoạt, có nguyên tắc và tiêu chí phân bổ, hỗ trợ rõ ràng, quy trình quản lý đầu tư XDCB, quy trình quản lý thanh, quyết toán kinh phí tương đối chặt chẽ. Phần lớn người dân đánh giá việc đầu tư các công trình CSHT đã giúp tạo điều kiện tốt hơn cho sinh hoạt, sản xuất, cho khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, cho việc học tập tại các trường học của xã, cho việc tham gia các hoạt động văn hóa thể thao và cho việc bảo vệ môi trường sống. Nhờ giao thông tốt hơn, thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi i hàng hóa. Điều đó giúp cho sản xuất tốt hơn, góp phần tăng thu nhập cho người ND.
Thực trạng sử dụng NSNN cho phát triển, tổ chức sản xuất
NS tỉnh tập trung vào hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm; hỗ trợ mua máy móc phục vụ sản xuất NN; mua giống vật nuôi, cây trồng; thiết bị các kho lạnh, bảo quản giống và thiết bị sấy phục vụ bảo quản sau thu hoạch tại các vùng sản xuất tập trung; hỗ trợ giải phóng mặt bằng xây dựng trang trại ở vùng chuyển đổi cây lúa kém hiệu quả sang xây dựng các trang trại lớn, chăn nuôi gia công; hỗ trợ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp; đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và đào tạo nghề cho lao động ở NT…
NS tập trung hỗ trợ 229 xã hoàn thành công tác quy hoạch, dồn điền đổi thửa, chỉnh trang ruộng đồng. Trong đó, NS cấp tỉnh hỗ trợ công tác quy hoạch chi tiết 100 triệu đồng/xã (quy hoạch chi tiết NN, thủy lợi và quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã); 100 triệu đồng/xã đối với công tác dồn điền đổi thửa; 500 triệu đồng/xã đối với công tác chỉnh trang đồng ruộng. NS cấp huyện hỗ trợ 90 triệu đồng/xã đối với công tác quy hoạch chung; còn lại NS cấp xã đảm bảo hoặc phân bổ đóng góp ngày công lao động, đóng góp bằng tiền đối với công việc dồn điền đổi thửa và chỉnh trang ruộng đồng. Mô hình sản xuất hàng hóa tập trung được thực hiện ở tất cả các xã, trung bình 4 mô hình/xã; trong đó NS cấp tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng/xã, NS cấp xã đảm bảo 50 triệu đồng/mô hình. Ngoài việc hỗ trợ NS thực hiện các nội dung trên, hàng năm Hà Tĩnh đã dành một phần kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi vốn thông qua tín dụng và các chính sách khuyến khích kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NN, NT.
Thực trạng sử dụng các NSNN cho các nội dung khác
Đối với NLTC thực hiện nhóm các tiêu chí về phát triển văn hóa, xã hội, môi trường và nâng cao năng lực hệ thống chính trị được phân bổ bằng cách lồng ghép nguồn các chương trình MTQG, dự án khác và chi sự nghiệp từ NS tỉnh hàng năm. Trong đó, CSHT về văn hóa, xã hội môi trường được thực hiện theo cơ chế hỗ trợ vốn về đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH theo định hướng NTM nói chung. Đây là các nhóm tiêu chí nhu cầu về NLTC không lớn, song nhờ có sự kết hợp các NLTC để thực hiện đã góp phần hoàn thành nhiều tiêu chí của XDNTM.
Để lại một bình luận