Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội cũng như những đổi mới về cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước, giai đoạn từ 2000 đến 2017 là thời kỳ các doanh nghiệp ra đời, hoạt động khá nhanh trên địa bàn Hải Phòng. Cụ thể như sau:
Tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp: Có thể thấy rằng, kể từ khi có Luật doanh nghiệp, với những cơ chế thông thoáng, thuận tiện trong đăng ký kinh doanh, số lượng doanh nghiệp đăng ký tăng khá Nếu như năm 2005 trên địa bàn thành phố có 5772 doanh nghiệp thì đến năm 2017 đã có 36,937 doanh nghiệp, gấp 6,5 lần so với năm 2005. Ở giai đoạn 2006-2010, hàng năm số doanh nghiệp đăng ký mới là xấp xỉ 3000 doanh nghiệp, giai đoạn 2011-2017 số doanh nghiệp đăng ký mới hàng năm cũng ở mức trên 2500 doanh nghiệp/ năm.
Phát triển về quy mô doanh nghiệp: Không chỉ tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mà số vốn đăng ký của các doanh nghiệp cũng tăng đáng kể. Nếu như vốn đăng ký của các doanh nghiệp năm 2010 là 206.335 tỷ đồng thì đến năm 2015 đã là 399.859 tỷ đồng tăng gấp 2 lần trong năm năm và số lao động của các doanh nghiêp cũng tăng từ 303.511 người năm 2010 lên đến 376.818 người vào năm 2015. Điều đó khẳng định việc phát triển doanh nghiệp có vai trò to lớn trong giải quyết việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Không chỉ phản ánh các chỉ tiêu về số lượng, việc tốc độ tăng của doanh nghiệp lớn hơn tốc độ tăng của việc làm cho thấy các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc sử dụng có hiệu quả lao động, năng suất lao động tăng lên. Đặc biệt, qua chuỗi số liệu tăng về quy mô doanh thu của các doanh nghiệp. Cụ thể, doanh thu của khối DN năm 2010 là 186.827 tỷ đồng thì đến năm 2015 đã là 384.781 tỷ đồng, năm 2016 là 517.265 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với 2010. Việc phát triển của các doanh nghiệp đã đóng góp to lớn vào việc tăng GDP của thành phố. Theo số liệu của thống kê, đến năm 2017 khối doanh nghiệp ngoài nhà nước (không tính các doanh nghiệp FDI) đã chiếm gần 50% GDP trên toàn thành phố và cũng đóng góp quan trọng vào hoạt động thu ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, việc cởi mở của hoạt động Đăng ký kinh doanh, với cơ chế “tiền đăng. hậu kiểm”, số lượng doanh nghiệp đăng ký qua hàng năm và lũy kế là khá cao, nhưng số lượng doanh nghiệp thực tế hoạt động lại chỉ đạt xấp xỉ 40% cũng là thấp và cho thấy sự khó khăn của doanh nghiệp khi đi vào hoạt động và hoạt động có hiệu quả.
Quy mô vốn đăng ký bình quân trên một DN năm 2016 đạt 5,2 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2010 và giảm gần 40% so với năm 2005. Điều đó thể hiện tính thuận tiện, đơn giản hóa trong việc thành lập doanh nghiệp nhưng khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động thì quy mô vốn năm 2016 lại tăng 20% so với 2010.
+ Theo thành phần kinh tế: Giai đoạn 2005-2015 là thời kỳ Chính phủ cũng như thành phố đẩy mạnh việc CPH, đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, cơ cấu doanh nghiệp có sự thay đổi lớn. Nếu như năm 2005, số doanh nghiệp Nhà nước chiếm 15% trong tổng số doanh nghiệp đăng ký thì đến năm 2010 con số đó chỉ còn 5,4% và 2016 chỉ còn 1,23% trên tổng số doanh nghiệp đăng ký, giảm bình quân 1,92%/năm. Doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn chiếm 10,57% về số lao động; 20,32% về vốn thực tế sử dụng; 12,6% về doanh thu thuần và 18,8% về tổng số thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước có 9.660 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 95,79% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, tăng bình quân 6,4%; chiếm 58,5% về lao động; chiếm 52,03% về vốn thực tế sử dụng. 35,5% về giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn; chiếm 59,6% doanh thu thuần và 44,3% về tổng thuế và các khoản phải nộp NSNN.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là trên 300 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chỉ 2,97% trên tổng số doanh nghiệp trên địa bàn nhưng lại giải quyết 30,9% lao động; chiếm 27,6% về vốn thực tế sử dụng; 34,7% về giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn; 37,7% về doanh thu thuần và 36,8% về thuế và các khoản phải nộp NSNN.
+ Theo hình thức tổ chức doanh nghiệp: Trong khi đó số công ty TNHH 2 thành viên trở lên chiếm 50% năm 2005 thì đến 2010 giảm xuống còn 42,5% và đến 2016 chỉ chiếm 35,4%. Số công ty TNHH một thành viên năm 2005 không đáng kể, đến năm 2010 đã chiếm 24% và đến 2016 đã là 34,5%. Công ty cổ phần năm 2005 chiếm 32% khá cao trong tỷ trọng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì đến 2010 giảm xuống còn 28% và đến 2016 chỉ còn 25%. Như vậy ta thấy, về cơ cấu doanh nghiệp theo cách sở hữu cũng có sự biến động khá lớn, các loại hình doanh nghiệp thích hợp cho việc huy động vốn cũng như điều hành, quản lý dần tăng lên và chiếm tỷ trọng chi phối, đó cũng là xu hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu phát triển chung của Việt Nam.
+ Theo nhóm ngành kinh tế: Nhóm ngành công nghiệp có 1.671 doanh nghiệp chiếm 16,6% trên tổng số doanh nghiệp, tăng bình quân trên 3,04%/năm; nhóm ngành xây dựng có 1.011 doanh nghiệp chiếm 10% trên tổng số doanh nghiệp, tăng bình quân 9,0%/năm; nhóm ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng có 4.117 doanh nghiệp chiếm 40,9% trên tổng số doanh nghiệp, tăng 3,53%/năm; nhóm ngành vận tải, bưu chính viễn thông có 2.080 doanh nghiệp chiếm hơn 20%, tăng bình quân 14,4%/năm
;nhóm các ngành dịch vụ khác có 1.038 doanh nghiệp chiếm 10,3% trên tổng số doanh nghiệp, tăng bình quân 9,01%/năm; nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có 145 doanh nghiệp chiếm 1,5% trên tổng số doanh nghiệp, giảm bình quân 2,73%/ năm. Sự biến đổi cơ cấu doanh nghiệp theo ngành phản ánh đúng tiềm năng, lợi thế và định hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế của thành phố, tăng tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ (70%), giảm nhóm ngành nông nghiệp (1,5%)
Biểu 3.4: Cơ cấu phân theo loại hình doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng ĐKKD sở KHĐT)
Có thể khẳng định việc phát triển của các doanh nghiệp đã đóng góp to lớn vào việc tăng GRDP của thành phố. Theo số liệu của thống kê, đến năm 2016 khối doanh nghiệp ngoài nhà nước (Không tính các doanh nghiệp FDI) đã tạo ra phần giá trị tăng thêm chiếm gần 50% GRDP trên toàn địa bàn và cũng đóng góp quan trọng vào hoạt động thu ngân sách địa phương tăng trên 20%/năm liên tục hai năm 2016 và 2017.
Tuy nhiên, việc cởi mở của hoạt động Đăng ký kinh doanh, với cơ chế “tiền đăng. hậu kiểm”, số lượng doanh nghiệp đăng ký qua hàng năm và lũy kế là khá cao, nhưng số lượng doanh nghiệp thực tế hoạt động lại chỉ đạt xấp xỉ 40% cũng là thấp và cho thấy sự khó khăn của doanh nghiệp từ đăng ký kinh doanh đến khi đi vào hoạt động và hoạt động có hiệu quả.
Để lại một bình luận