Trước đây, toàn Tỉnh có rất ít doanh nghiệp lớn tham gia SXKD NN, DN vừa và nhỏ tham gia lĩnh vực này không đáng kể. Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ DN đầu tư vào lĩnh vực NN, NT như chính sách hỗ trợ lãi vay vốn phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ về đất đai và giải phóng mặt bằng; chính sách ưu đãi về thuế; chính sách khuyến khích phát triển sản xuất (theo Nghị quyết 157, 90 của HĐND tỉnh), lũy kế tổng kinh phí hỗ trợ giai đoạn 2011-2016 là trên 560 tỷ đồng (bình quân khoảng 93,3 tỷ đồng/năm).
Qua hơn 6 năm thực hiện XDNTM và tái cơ cấu NN, Hà Tĩnh đã thu hút nhiều DN mở rộng đầu tư vào NN với hàng chục DN, tập đoàn lớn; bước đầu đã hình thành các chuỗi liên kết với các hộ nông dân như các tổ hợp tác, HTX, DN vừa và nhỏ. Các DN đã trực tiếp tham gia tổ chức SXKD trong NN “góp phần nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy sản xuất NN phát triển. Một số mô hình liên kết sản xuất trong NN đã mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo cung ứng dịch vụ đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của sản xuất. DN đóng vai trò trung tâm trong tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường”[116]… góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tích cực
Tuy nhiên, NLTC huy động cho XDNTM từ DN trong giai đoạn 2011-2016 chỉ mới đạt 1.664 tỷ đồng, chiếm 2,32% tổng NLTC đầu tư cho XDNTM, còn rất thấp so với tiềm năng và kỳ vọng của Chương trình ( đạt 20% tổng các NLTC)[120]. Qua các diễn đàn do VCCI tổ chức, và qua khảo sát thực tế của tác giả, Hà
Tĩnh cũng như các địa phương khác trong cả nước, đang “có 4 thách thức khiến việc thu hút DN XDNTM chưa hiệu quả. Thứ nhất, về tổng thể, CSHT kỹ thuật NN, NT của Hà Tĩnh còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của DN. Thứ hai, DN hoạt động trong lĩnh vực NN, NT chiếm tỷ trọng thấp so với DN trong nền kinh tế cả về số lượng và quy mô nên sự tương tác thấp, khó khăn. Thứ ba, đầu tư vào NN, NT lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro. SXKD trong NN chịu rủi ro kép: rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và rủi ro do thị trường nông sản bấp bênh. Trong khi sự hỗ trợ của Nhà nước và các chính sách bảo hiểm chưa đảm bảo cho nhà đầu tư thấy được cơ hội đầu tư vào lĩnh vực NN, NT so với các ngành khác. Cuối cùng, nông dân Hà Tĩnh có thu nhập, tích lũy thấp, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực, trình độ tổ chức SXKD hạn chế nên rất khó hình thành DN NN từ những hộ nông dân. Khoảng cách thu nhập giữa nông dân và các tầng lớp khác trong xã hội có xu hướng ngày càng doãng ra, công tác đào tạo chưa tốt, số lượng doanh nhân xuất phát từ nông dân chưa nhiều”.
Theo kết quả khảo sát 60 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực NN, NT, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ thị trường được đánh giá thấp nhất (với điểm trung bình là 1,43). Trên thực tế, công tác hỗ trợ thị trường cho các DN rất quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Chính sách ưu đãi đất đai và hỗ trợ đầu tư được đánh giá ở mức khá (3,27 và 3,3). Chính sách tín dụng đã được Tỉnh áp dụng rất thành công, hỗ trợ cho DN mở rộng SXKD, chính sách này được các DN đánh giá cao nhất ( với điểm trung bình là 3,73)
Để lại một bình luận