Xác định các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện
Các DN lớn dần chăm chút cho “xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện TNXH đối với NLĐ- CSR11” nhưng các DNNVV thì yếu kém. Điều này thấy được các DN lớn xác định các tiêu chuẩn đánh giá là mắt xích trọng yếu trong khâu đánh giá. Các DN lớn coi xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá là xây dựng các chỉ số để đo lường hiệu quả của điều hành và triển khai thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích. Qua điều tra có 26,29%% (81/308) DN lớn thực hiện khá tốt xác định các tiêu chuẩn đánh giá. Các DN này đã đặt ra những tiêu chuẩn đánh giá định tính và định lượng thiết thực về TNXH đảm bảo quyền và lợi ích trong HĐLĐ, giờ làm việc, ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp, lương và phúc lợi, tự do hiệp hội và thương lượng tập thể. Mặt khác các DNNVV chưa xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá. Nguyên nhân theo Ông Lê Tiến Trường (2016) là: “hiện nay có quá nhiều CoC về TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ và việc thực hiện cùng một lúc dường như là gánh nặng của các DNNVV” và do không xác định mục tiêu thực hiện.
Đo lường các kết quả chủ yếu của thực hiện
Các DN lớn đã đo lường các kết quả chủ yếu còn các DNNVV còn nhiều vướng mắc trong “đo lường các kết quả chủ yếu của thực hiện – CSR12”. Tại các DN lớn đảm trách công việc đo lường là ban lãnh đạo DN (Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, các phó giám đốc) chỉ đạo ban cải tiến và các bộ phận phòng ban khác thực thi. Đo lường các kết quả chủ yếu của thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích tại các DN may dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đã xây dựng. Tại một số DN lớn công tác đo lường, kiểm tra diễn ra trước, trong và sau triển khai thực hiện. Một số phương pháp đo lường chủ yếu các DN sử dụng như phân tích dữ liệu thống kê, quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân, sử dụng dữ liệu báo trước (xem bảng 3.9). Bên cạnh đó qua điều tra cho thấy có 73,70% (227/308) DN may chưa đo lường kết quả thực hiện, tập trung chủ yếu các DNNVV. Đây là một con số đáng báo động để các DNNVV thực hiện TNXH đảm bảo quyền cũng như để chuyển quá trình thực hiện TNXH từ bị động sang chủ động. Lý giải cho con số này một phần là do không có bộ máy tổ chức thực hiện và một số tiêu chí đo lường còn định tính rất khó đo lường.
Thực hiện các hành động khắc phục và ngăn ngừa
Các DN lớn bước đầu đã “thực hiện hành động khắc phục và ngăn ngừa- CSR13” còn các DNNVV vẫn dừng ở con số yếu kém. Ví dụ tại: Tổng Công ty may 10, Công ty Cổ phần may Sông Hồng, Tổng Công ty may Đức Giang, Công ty may Sài Gòn 2, Tổng Công ty may Nhà Bè, Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Tổng Công ty may Việt Thắng là những DN chủ động thực hiện hành động khắc phục, ngăn ngừa sau khi đo lường các kết quả trong thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích, cụ thể như tại may 10 đã nhanh chóng khắc phục những sai lệch trong đánh giá thực hiện TNXH đối với NLĐ (xem hộp 3 – phụ lục 11). Điều tra cũng cho thấy có 81,49% (251/308) DNNVV chưa thực hiện hành động này do thiếu nguồn lực tài chính, chưa có bộ máy triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, biến CSR14 bị loại ra khỏi mô hình và qua thực tế cũng cho thấy hầu hết các DN may chưa thực hiện công tác này chỉ có một số rất ít DN lớn đã đầu tư về báo cáo truyền thông TNXH. Ví dụ như tại TNG đã xây dựng Báo cáo phát triển bền vững trong đó có kết quả TNXH đảm bảo quyền và lợi ích gồm: Lao động và việc làm, không sử dụng lao động trẻ em và nói không với cưỡng bức lao động, ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp… (xem hình 7- phụ lục 07). Báo cáo này không chỉ giúp DN may đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ mà còn đã giúp nhiều DN may trở thành: “DN thực hiện tốt TNXH”; “DN vì NLĐ”… Tổng Công ty may Đức Giang đã giành hẳn một chuyên mục về TNXH đối với NLĐ trong Website của mình (xem hình 8 – phụ lục 07).
Bức tranh thực trạng đánh giá thực hiện TNXH đối với NLĐ cho thấy: (i) Đối với các DN may quy mô lớn đã coi trọng từ xác định các tiêu chuẩn đánh giá đến thực hiện các hành động khắc phục và ngăn ngừa. Tuy vậy, xây dựng báo cáo truyền thông thực hiện còn khá lơ là; (ii) Đối với các DNNVV thì bất cập ở hầu hết các nội dung của đánh giá thực hiện TNXH đối với NLĐ.
Tóm tắt tình huống thực tiễn TNXH đối với NLĐ tại một số DN may
Tổng Công ty cổ phần May Nhà Bè: Đối với nội dung TNXH đảm bảo quyền đã có các điều khoản đảm bảo quyền trong HĐLĐ, và được ký đúng loại theo tính chất công việc. Song chưa nhiều các điều khoản đảm bảo lợi ích; DN đã thực hiện tốt các quy định về đảm bảo thời gian làm việc, đảm bảo thời gian làm thêm, thời gian nghỉ ngơi, tuân thủ tốt quy định về tiền lương tối thiểu, trả lương cạnh tranh cao hơn mức lương trung bình của các DN may từ 30 – 40%, trả các khoản phụ cấp trợ cấp cao hơn quy định như tiền mừng cưới 1 triệu đồng/người; Đóng BHXH, BHYT đúng quy định, kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/năm cho NLĐ, tổ chức các chương trình chăm sóc sức khỏe mở rộng về bệnh phụ nữ, chương trình thể thao, văn nghệ…Tuy nhiên việc đảm bảo tính tự nguyện về thời gian làm thêm, hỗ trợ nhà ở, các điều khoản trong TƯLĐTT tốt hơn luật dường như vẫn khó khăn đối với DN; Đối với quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ: xác định mục tiêu thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích rất cụ thể và khả thi như: có các điều khoản đảm bảo quyền, 100% NLĐ ký đúng loại HĐLĐ theo tính chất công việc, thực hiện trang bị bảo hộ lao động. Không dừng lại ở đó DN còn dành những gì tốt đẹp nhất để thực hiện mục tiêu TNXH đảm bảo lợi ích như đảm bảo cung cấp bữa ăn đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh cho NLĐ, xây dựng chương trình chăm sóc sức khỏe nâng cao, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao. Công tác xây dựng ngân sách thực hiện khá được coi trọng; Ban cải tiến sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện một cách bài bản. Tổ chức truyền thông nội bộ thực hiện thuận tiện cho mọi NLĐ nắm bắt được thông tin liên quan đến TNXH đảm bảo quyền và lợi ích. Đào tạo đội ngũ triển khai thực hiện với các chuyên nghiệp với các chuyên gia hàng đầu về TNXH về lao động của tổ chức SGS
– Thụy Sĩ; Các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện được thực hiện theo chu kỳ gắn với mục tiêu và các chương trình TNXH. Kết quả thực hiện được Ban cải tiến tiến hành đo lường định kỳ tại DN. Song trong quá trình đo lường còn phát hiện ra một số sai lệch như chưa đạt được mục tiêu đề ra là tăng 12% trong năm 2017 do năng suất lao động chưa đạt được kế hoạch. Bộ phận đảm trách đã có những hành động khắc phục kịp sai lệch. Tuy nhiên DN vẫn thực hiện kế toán TNXH, đầu tư truyền thông nội bộ TNXH cũng Website như chưa có mục TNXH, TNXH đối với NLĐ.
Công ty Cổ phần May Thăng Long: DN thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích qua đảm bảo việc làm, thu nhập, và phúc lợi cho NLĐ với các chính sách linh hoạt mức thu nhập bình quân là 6,115 triệu đồng/người/tháng và số giờ làm thêm là 483 giờ. Tiền lương bình quân của NLĐ tăng 5,1%/năm, mặt bằng thời điểm hiện tại lương bình quân của DN là 6,3 triệu đồng/tháng; NLĐ được tập huấn về ATVSLĐ, khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo các khoản phúc lợi đúng quy định pháp luật để đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ. Tuy nhiên các cửa thoát chưa có chỉ dẫn rõ cũng như cửa thoát hiểm vẫn bị khóa trong trường hợp khẩn cấp khác hay tính tự nguyện về vấn đề làm thêm, nhà ở của NLĐ, TƯLĐTT tốt hơn luật vẫn là vấn đề nan giải tại DN; Triển khai thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích đối với NLĐ tại DN còn chưa được quan tâm. Theo ông Đỗ Đình Thu: “Thực hiện TNXH đối với NLĐ tại DN tùy thuộc vào từng chương trình từng thời điểm triển khai mà huy động từng đơn vị bộ phận thực hiện”. Điều này làm cho quá trình triển khai chưa được bài bản, trọn vẹn dẫn đến sự chồng chéo, thiếu hiệu quả.
Công ty TNHH Minh Hoàng 2: Tại DN nội dung thực hiện TNXH đối với NLĐ của đều là những vấn đề liên quan đến quyền của NLĐ. Tuy nhiên, trên thực tế các nội dung này tại Minh Hoàng 2 đang ở mức độ vi phạm cụ thể: chưa có đầy đủ các điều khoản đảm bảo quyền cho NLĐ, không đảm bảo thời gian đúng cam kết, vi phạm về ATVSLĐ, tiền lương cạnh tranh, phụ cấp, trợ cấp là khó khăn, chưa tạo điều kiện cho công đoàn cơ sở hoạt động. Chăm sóc sức khỏe nâng cao, hỗ trợ nhà ở cho NLĐ còn là vấn đề hoang mang của DN và đỉnh điểm là ngày 16/5/2017, gần 1.000 lao động của DN này đã ngừng việc tập thể để đình công; Tại DN các mục tiêu là thực hiện TNXH đảm bảo quyền cho NLĐ còn đang rất cùng cực, khó khăn. Do đó, việc triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ còn quá “viển vông”.
Như vậy, kết quả, đánh giá phân tích cụ thể tại các DN may (xem chi tiết phụ lục 12) cho thấy: các DN lớn đã thực hiện nội dung TNXH đảm bảo quyền, TNXH đảm bảo lợi ích chưa được quan tâm thỏa đáng. Đối với các DNNVV còn chưa tuân thủ tốt TNXH đảm bảo quyền chưa kể đến lợi ích cho NLĐ; Trong quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ, các DN lớn đã thực hiện tương đối đầy đủ từ xác định mục tiêu thực hiện đến đánh giá, đo lường kết quả đạt được. Tuy nhiên, DN lớn chưa thực hiện tốt kế toán TNXH, truyền thông nội bộ, báo cáo truyền thông TNXH đối với NLĐ. Các DNNVV chưa nắm rõ cách thức và toàn bộ quá trình này.
Để lại một bình luận