Để phân tích cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sở hữu, tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau: (i) Quy mô nợ vay; (ii) Quy mô vốn chủ sở hữu; (iii) Hệ số nợ vay;(iv) Hệ số vốn chủ sở hữu.
Hệ số nợ vay giảm từ mức 57,54% năm 2012 xuống còn 44,72% năm 2014, duy trì ổn định ở mức 44,40% trong giai đoạn 2014-2016 và giảm xuống mức 30,40% năm 2017. Hệ số vốn chủ sở hữu tăng từ mức 42,55% năm 2012 lên mức 55,28% năm 2014, duy trì ổn định ở mức bình quân là 55,60% trong giai đoạn 2014-2016 và tăng lên mức 69,60% năm 2017.
Quy mô vốn chủ sở hữu tăng từ mức 11.627.586 triệu đồng năm 2012 lên 15.561.753 triệu đồng năm 2014, duy trì ổn định ở mức 15.863.333 triệu đồng trong giai đoạn 2014- 2017. Hệ số nợ vay giảm từ mức 63,42% năm 2012 xuống 48,80% năm 2014, duy trì ổn định ở mức bình quân là 44,01% trong giai đoạn 2014-2016 và giảm xuống 30,45% năm 2017. Hệ số vốn chủ sở hữu tăng từ mức 36,58% năm 2012 lên 51,20% năm 2014, duy trì ổn định ở mức 55,99% trong giai đoạn 2014- 2016 và tăng lên mức 69,55% năm 2017. Trong giai đoạn 2012-2014, nợ vay của NT2 giảm từ 9.340.907 triệu đồng xuống còn 6.912.254 triệu đồng; nợ vay của PPC giảm từ 6.932.118 triệu đồng xuống còn 4.409.112 triệu đồng. Trong giai đoạn 2016-2017, nợ vay của NT2 giảm từ 4.782.871 triệu đồng xuống còn 3.697.772 triệu đồng; nợ vay của PPC giảm từ 4.207.393 triệu đồng xuống còn 950.123 triệu đồng; nợ vay của VSH giảm từ 3.035.207 triệu đồng xuống còn 11.085 triệu đồng.
Đối với nhóm CTCP quy mô trung bình (Phụ lục 5): Quy mô nợ vay duy trì ổn định trong giai đoạn nghiên cứu ở mức bình quân là 2.402.955 triệu đồng. Quy mô vốn chủ sở hữu tăng từ mức 3.634.888 triệu đồng năm 2012 lên 4.354.231 triệu đồng năm 2014 và duy trì ổn định ở mức 4.469.246 triệu đồng trong giai đoạn 2014-2017. Hệ số nợ vay và vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn nghiên cứu lần lượt là 36,21% và 63,29%.
Đối với nhóm CTCP quy mô nhỏ (Phụ lục 5): Quy mô nợ vay và vốn chủ sở hữu duy trì ổn định trong giai đoạn nghiên cứu. Quy mô nợ vay bình quân là 769.772 triệu đồng; quy mô vốn chủ sở hữu bình quân là 2.276.970 triệu đồng. Hệ số nợ vay bình quân là 25,21%; hệ số vốn chủ sở hữu bình quân là 74,79%.
Cấu trúc vốn chủ sở hữu
Để phân tích cấu trúc chủ sở hữu, tác giả sử dụng những chỉ tiêu sau: (i) Quy mô vốn góp của CSH; (ii) Quy mô lợi nhuận giữ lại tái đầu tư; (iii) Tỷ trọng vốn góp của của chủ sở hữu và (iv) Tỷ trọng lợi nhuận giữ lại tái đầu tư.
Tỷ trọng vốn góp của chủ sở hữu giảm mạnh từ mức 81,83% năm 2012 xuống còn 64,94% năm 2014 và duy trì ổn định ở mức 64,99% trong giai đoạn 2014-2017. Tỷ trọng lợi nhuận giữ lại tái đầu tư tăng mạnh trong giai đoạn 2012-2014 từ mức 12,17% lên 27,54% và duy trì ổn định ở mức 26,90% trong giai đoạn 2014- 2017.
Đối với nhóm CTCP quy mô lớn (Phụ lục 7): Trong giai đoạn nghiên cứu, quy mô vốn góp của CSH ổn định ở mức bình quân là 10.182.981 triệu đồng; tỷ trọng vốn góp của CSH duy trì ổn định trong giai đoạn 2012-2016 ở mức bình quân là 32,70% và tăng lên mức 45,34% năm 2017. Quy mô LN giữ lại tái đầu tư tăng từ mức 1.065.722 triệu đồng năm 2012 lên 5.539.889 triệu đồng năm 2014 và duy trì ổn định ở mức bình quân là 5.599.794 triệu đồng trong giai đoạn 2014-2016; tỷ trọng LN giữ lại tái đầu tư tăng từ mức 5,05% lên 18,23% trong giai đoạn 2012-2014, duy trì ổn định ở mức 18,25% trong giai đoạn 2014-2016 và tăng mạnh lên mức 24,21% năm 2017.
Đối với nhóm CTCP quy mô trung bình (Phụ lục 7): Trong giai đoạn nghiên cứu, bình quân quy mô vốn góp của CSH là 2.780.893 triệu đồng; bình quân quy mô LN giữ lại tái đầu tư là 1.469.553 triệu đồng. Bình quân giai đoạn nghiên cứu, tỷ trọng vốn góp của CSH là 65,65%; tỷ trọng LN giữ lại tái đầu tư là 34,35%.
Bình quân giai đoạn nghiên cứu, tỷ trọng vốn góp của CSH là 71,40% và tỷ trọng LN giữ lại tái đầu tư là 28,60%.
Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sở hữu của các CTCP ngành điện niêm yết có thể nhận thấy:
Thứ nhất, quy mô và tỷ trọng nợ vay đang có xu hướng giảm mạnh; quy mô và tỷ trọng vốn chủ sở hữu đang có xu hướng gia tăng. Việc giảm nợ vay trong tổng nguồn vốn sẽ giúp DN giảm thiểu nguy cơ kiệt quệ tài chính nhưng cũng làm giảm đi lợi ích từ khoản “tiết kiệm thuế” mà DN được hưởng ảnh hưởng đến việc gia tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của DN.
Thứ hai, tỷ trọng nợ vay dài hạn bình quân trong tổng nợ vay là 86,62% là cao. Điều này xuất phát từ đặc thù ngành điện niêm yết cần đầu tư vốn vào các công trình điện năng có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn dài nên phải huy động nguồn vốn dài hạn với tỷ trọng lớn đặc biệt từ nợ vay dài hạn. Tuy nhiên, qua phân tích nhận thấy nợ vay dài hạn chủ yếu được cấu thành từ 2 nguồn chính là Ngân hàng thương mại và từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đối với khoản nợ vay từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam có khoản nợ vay mà EVN cho vay lại từ các khoản vay có tính chất ưu đãi nước ngoài mà khoản vay này chịu sự biến động mạnh từ sự biến động của tỷ giá hối đoái. Khi tình hình tỷ giá thuận lợi sẽ tác động tích cực làm gia tăng lợi nhuận của các DN và ngược lại. Như vậy, với khoản vay có tính chất ưu đãi hiện đang gây rủi ro tiềm tàng cho các DN ngành điện niêm yết.
Thứ ba, trong cấu trúc vốn chủ sở hữu, tỷ trọng lợi nhuận giữ lại có sự tăng trưởng cho thấy kết quả kinh doanh của các DN có hiệu quả cao, giúp các DN gia tăng tính tự chủ tài chính đối với quyết định kinh doanh. Lý thuyết trật tự phận hạng trong quyết định về thứ tự ưu tiên lựa chọn huy động nguồn vốn phản ánh việc huy động nguồn tài trợ từ lợi nhuận giữ lại sẽ giúp DN truyền tải một tín hiệu rất tích cực đến các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên, việc gia tăng tỷ trọng lợi nhuận giữ lại sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng vốn bình quân của các DN do đây là nguồn vốn có chi phí cao nhất. Trong khi đó, quy mô vốn góp của chủ sở hữu hầu như không có sự gia tăng cho thấy các DN chưa tận dụng được ưu thế của thị trường chứng khoán trong việc phát hành cổ phiếu nhằm gia tăng nguồn vốn cho các DN
Để lại một bình luận