Căn cứ vào Quyết định 800/QĐ-TTg, Quyết định 695/QĐ-TTg của Chính Phủ và các văn bản do các Bộ, ngành trung ương hướng dẫn, HĐND, UBND Tinh Hà Tĩnh đã vận dụng và ban hành các chính sách nhằm tập trung huy động, sử dụng nguồn lực XDNTM gắn liền với đặc thù của địa phương. Hệ thống chính sách được bổ sung, điều chỉnh đồng bộ, cơ bản đáp ứng yêu cầu XDNTM
Về chính sách huy động và sử dụng NSNN:
+ Để tạo chính sách điều tiết NSNN cho chương trình XDNTM, ngay từ chủ trương chung, các cấp chính quyền ở Hà Tĩnh đã thống nhất: “NSNN các cấp hàng năm dành tối thiểu 35% đầu tư cho lĩnh vực NN và XDNTM”[88] “UBND các cấp bố trí NS hàng năm để hỗ trợ, khuyến khích các DN, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa khu vực NT, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ, phát triển các làng nghề, các cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp để giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho nông dân.”[87]. Các quyết định số 2165 /QĐ- UBND, QĐ số 2909/UBND-NNNT, Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND và Quyết định số 67/2014/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích phát triển NN, NT thực hiện tái cơ cấu ngành NN gắn với XDNTM; Nghị quyết số 114/2014/NQ-HĐND ngày 20/12/2014 của HĐND tỉnh ban hành Quy định sử dụng vốn NSNN thuộc Chương trình MTQG XDNTM giai đoạn 2015 – 2020, … dựa vào các chính sách này, quá trình xây dựng đề án XDNTM từ cấp tỉnh đến cấp xã có cơ sở để tính toán, xác định NLTC cho Chương trình.
+ Phân cấp NSNN, tạo thêm nguồn cho địa phương chủ động: Dành tối thiểu 70% số thu từ quyền sử dụng đất cho NS cấp xã đầu tư XDNTM. Ngoài NS tỉnh hỗ trợ, các huyện, thành phố được khuyến khích căn cứ điều kiện cụ thể để xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp với địa phương.
+ UBND tỉnh ban hành “Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 16/5/2012 quy định tạm thời về huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý các nguồn vốn trong XDNTM trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”[89, 94], quy định rõ cơ chế quản lý các NLTC cho XDNTM.
+ Về chính sách tăng cường huy động NSNN xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH: UBND Tỉnh đã ban hành “chính sách hỗ trợ NSNN theo tỷ lệ cụ thể (Phụ lục 2) để thực hiện nhóm tiêu chí này (Quyết định 10/2013/QĐ-UBND ngày 22/02/2013”[93])
+ Về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các chính sách, chính sách hỗ trợ sản xuất NN như “Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND và Quyết định số 62/2014/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trong tỉnh; QĐ số 26/2014 về ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản chủ yếu của Hà Tĩnh đến năm 2020”[87, 88, 95], Bên
cạnh đó, UBND tỉnh ban hành hàng loạt các quyết định về chính sách, chính sách hỗ trợ các nội dung công việc cụ thể liên quan đến phát triển sản xuất NN. Các văn bản pháp lý trên quy định chính sách hỗ trợ nguồn NSNN cho các hộ nông dân, HTX về giống cây trồng, vật nuôi, mua máy móc phục vụ sản xuất NN và bảo quản nông sản [86].
+ Về chính sách tăng cường NSNN cho văn hóa, xã hội, môi trường: Bên cạnh việc bố trí kinh phí NS tỉnh hàng năm, lồng ghép vốn của các Chương trình MTQG về giáo dục, y tế, môi trường, Tỉnh ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh XHH đối với các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường. Cụ thể: “Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Đề án Phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và những năm tiếp theo; Quyết định số 35/2012/QĐ- UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định một số chính sách đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của HĐND tỉnh, Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 31/01/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định một số chính sách đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2015 và những năm tiếp theo”[89]; “Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ngày 24/09/2014 quy định về một số chính sách chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường đến năm 2020, Quyết định số 2926/QĐ-UBND ngày 20/9/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Đề án Tăng cường xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 – 2020; Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 09/5/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh quy định một số chính sách hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020”[89]….
-Chính sách huy động nguồn lực tài chính từ tín dụng
Chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT được ban hành theo “Nghị định 41/NĐ- CP ngày 12/04/2010”[62], thay thế bằng “Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính Phủ”[59]. UBND Tỉnh cũng đã kịp thời có “quyết định số 26/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 và Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 18/2/2013 của UBND tỉnh hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn CTMTQG XDNTM; Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 17/01/2013 và Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 31/01/2013 của UBND tỉnh (bổ sung một số nội dung Quyết định 03/2012/QĐ-UBND)”[89, 95, 96] hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển sản xuất NN – NT; các DN, HTX, trang trại đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm; thu mua, chế biến; sản xuất công cụ và giải quyết vấn đề môi trường về hỗ trợ lãi suất vay vốn trong XDNTM. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ các ngành nghề ưu tiên đồng bộ với Chương trình XDNTM của Chính phủ, trong đó đẩy mạnh cấp tín dụng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu. Đặc biệt ưu tiên các vấn đề cho vay theo chuỗi liên kết, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm NN, từ đó tạo hiệu quả cho Chương trình XDNTM[86].
-Chính sách huy động nguồn lực tài chính từ doanh nghiệp
Chính sách “khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào NNNT được ban hành theo Nghị định 61/NĐ-CP ngày 04/06/2010”[63] và sau đó được thay thế bằng Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Trên cơ sở đó, Hà Tĩnh đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ DN tại Nghị quyết 157, Nghị quyết 90 của HĐND tỉnh mở rộng đối tượng hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp, thương mại, dịch vụ đầu tư trên địa bàn nông thôn, như chính sách 6 hỗ trợ[14] đối với DN, hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới trên địa bàn tỉnh như: Hỗ trợ 100% lệ phí đăng ký DN và 100% phí công bố nội dung đăng ký DN; Hỗ trợ 100% phí khắc dấu DN; Hỗ trợ kinh phí thực hiện phần mềm kế toán DN; biển hiệu cho các DN; Hỗ trợ 100% thuế môn bài cho các DN thành lập mới. Đối với các DN kinh doanh trong lĩnh vực NN, NT, còn được Tỉnh hỗ trợ miễn giảm tiền thuê đất đai, mặt nước, giải phóng mặt bằng; đầu tư kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào; lãi suất vốn vay; san lấp, làm phẳng mặt bằng lần đầu cho hoạt động SXKD rau củ quả ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ kinh phí mua giống, thuốc bảo vệ thực vật… Các DN trong tỉnh đủ điều kiện sản xuất giống lúa theo quy định pháp luật hiện hành được hỗ trợ sản xuất giống sau khi hoàn thành việc mua bản quyền giống phù hợp với cơ cấu giống của Tỉnh; Hỗ trợ cơ giới hóa trong NN; Hỗ trợ du nhập, khảo nghiệm giống lạc mới; Hỗ trợ bình tuyển cây đầu dòng cho cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch; Hỗ trợ chăn nuôi lợn, bò, hươu, gà, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, hậu cần nghề cá, sản xuất muối sạch; Hỗ trợ chuyển hóa rừng, chế biến gỗ; Hỗ trợ lãi suất vay vốn[15]….
– Chính sách huy động nguồn lực tài chính từ cộng đồng:
Việc huy động sự đóng góp của người dân cho chương trình XDNTM vẫn chủ yếu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 85/1999/TT-BTC ngày 7/7/1999 hướng dẫn “Nghị định 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 về Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng CSHT của các xã, thị trấn”[75, 89]. Nguồn huy động của nhân dân được dùng chủ yếu để xây dựng công trình phúc lợi phục vụ cộng đồng hạ tầng cấp xã, liên thôn…
Nhìn chung, các chính sách của tỉnh đã ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và phù hợp với đặc điểm của tỉnh, thể hiện sự nỗ lực của Tỉnh trong việc khai thác các NLTC để thực hiện CTMTQG XDNTM.
Khảo sát 60 cán bộ quản lý và 60 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh về các chính sách huy động, sử dụng các NLTC cho XDNTM trên địa bàn Hà Tĩnh nhận thấy, phần lớn đánh giá chỉ dừng ở mức trung bình. Trong đó, tính hiệu lực và tính hiệu quả được đánh giá cao nhất, tương ứng với mức 3,27 và 3,28 đánh giá ở mức rất cao và cao. Tính phù hợp là chỉ tiêu bị đánh giá thấp nhất, với giá trị trung bình là 2,79.
Nguyên nhân mà các chính sách huy động, sử dụng các NLTC cho XDNTM trên địa bàn Hà Tĩnh được đánh giá chỉ dừng ở mức trung bình có thể chỉ ra là:
-Về chính sách huy động và sử dụng NSNN:
+ Xây dựng NTM được lồng ghép từ nhiều nguồn vốn khác nhau, mỗi nguồn vốn có quy trình, thủ tục khác nhau trong khi chưa có văn bản của TƯ hướng dẫn việc lồng ghép các nguồn vốn nên các địa phương gặp khó khăn trong việc thực hiện lồng ghép các NLTC.
+ Ngân sách hỗ trợ của nhà nước thấp, nên các địa phương thường tập trung cho một số xã điểm, các xã khác ít được đầu tư.
+ Ngân sách cấp không đầy đủ, chậm nên nhiều công trình chậm tiến độ, kéo dài trong nhiều năm.
+ Nguồn NSTƯ thường được giao kế hoạch vốn muộn (2-6 tháng), gây khó khăn cho các địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.
-Về chính sách huy động, sử dụng NLTC từ tín dụng:
+ Bộ Tài chính và NHNN chậm ban hành hướng dẫn phân loại nợ, trích lập, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro cho vay NN,NT và cơ chế xử lý nợ vay khó đòi trong cho vay NNNT không có bảo đảm bằng tài sản. Quy định việc khoanh nợ chỉ áp dụng trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng và có công bố chưa phù hợp vì chính sách này không hỗ trợ thường xuyên cho những rủi ro mà sản xuất NN manh mún hiện nay đang gặp phải.
+ Quy định đối tượng vay vốn thụ hưởng chính sách ưu đãi phải cư trú ở nông thôn (xã) là chưa hợp lý đối với những người dân cùng ngành nghề, cùng canh tác trên cùng thửa ruộng nhưng lại cư trú tại phường, thị trấn.
+ Thiếu ưu đãi cho vay đầu tư xây dựng CSHT nông thôn.
+ Chưa có chính sách khuyến khích cung cấp tín dụng trung và dài hạn nên người dân nông thôn vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn.
+ Các ưu đãi chưa đủ hấp dẫn các tổ chức tín dụng cung cấp tín dụng NN, NT.
-Về chính sách huy động, sử dụng NLTC từ doanh nghiệp
+ Mức ưu đãi, hỗ trợ còn quá thấp so với những rủi ro mà DN phải đối mặt khi đầu tư vào NN, NT. Các khoản hỗ trợ trong các chính sách còn chưa sát với nhu cầu thực tế mà các DN mong muốn được hỗ trợ.
+ Các khoản hỗ trợ cũng chia nhỏ như hỗ trợ tư vấn, đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học, quảng cáo tiếp thị, hỗ trợ cước phí… Các khoản hỗ trợ này rất khó tính toán, các DN không thể tiên lượng được khoản hỗ trợ của Nhà nước và như vậy cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý.
+ Thủ tục hồ sơ xin ưu đãi phức tạp. DN cần làm nhiều hồ sơ, thủ tục trình lên cơ quan quản lý xét duyệt. Bản thân các DN cho rằng họ có dự án đầu tư vào NN, NT hiển nhiên phải được hưởng ưu đãi, hỗ trợ song DN lại phải đi xin ưu đãi, điều đó làm giảm động lực của DN khi đầu tư.
-Về chính sách huy động, sử dụng NLTC từ cộng đồng: Mặc dù theo quy định, NLTC huy động từ cộng đồng dân cư phải theo phương thức đóng góp tự nguyện, nhưng trong thực tế, nhiều xã sử dụng phương thức phân bổ đóng góp trên nhân khẩu hoặc trên hộ gia đình, thậm chí có nơi mức đóng góp quá cao, chưa phù hợp với từng đối tượng người dân, gây bức xúc trong nhân dân.
Để lại một bình luận