Trong những năm qua, quan hệ thương mại Việt Nam – EU đã phát triển nhanh chóng và tích cực, Việt Nam luôn ở vị trí xuất siêu sang thị trường này. Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2016 Việt Nam xuất khẩu sang EU trên 34 tỷ USD (tăng 12 lần so với giá trị xuất khẩu sang EU năm 2000), nhập khẩu 11 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất khẩu sang EU năm 2016 gấp hơn 3 lần giá trị nhập khẩu từ EU. Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng vào thị trường này cũng rất ấn tượng. Một số thị trường trọng tâm mà Việt Nam đã tập trung xuất khẩu và nhập khẩu là Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy, chiếm khoảng 68% tổng thương mại với các nước EU.
– Về thuận lợi:
+ Những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong EVFTA được coi như một lực đẩy quan trọng để tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam – EU trong tương lai. Đây cũng là cơ hội lớn cho hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU, đặc biệt là những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ.
+ Việt Nam hiện vẫn đang tiếp tục được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) giai đoạn 2017 – 2019, điều này sẽ mang lại thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam so với các nước khác xuất khẩu vào EU nhưng không được hưởng ưu đãi này.
+ Sau hơn 20 năm hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và tạo ra thế chủ động khi tham gia vào các hoạt động thương mại với thị trường toàn cầu nói chung và EU nói riêng. Hơn nữa, mặc dù cạnh tranh là không the tránh khỏi nhưng cơ cấu thương mại của Việt Nam và EU có tính bổ sung lẫn nhau nên sức ép cạnh tranh của EU sẽ không khốc liệt như một số thị trường đối tác của Việt Nam. Do vậy, điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đáng ke đến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
– Về thách thức:
+ Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam vẫn chưa đầy đủ, thiếu tính thống nhất, ổn định nên khi đối mặt với các vụ kiện quốc tế Việt Nam sẽ gặp nhiều rủi ro, bất trắc. Hiệp định EVFTA cam kết xóa bỏ dần thuế nhập khẩu lên đến gần 100% biểu thuế, tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam chưa có hiểu biết rõ ràng về quy định, quy tắc xuất xứ của EU nên sẽ gặp thách thức đe có the hưởng lợi từ hiệp định.
+ Thêm vào đó, EU là thị trường với những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, mức độ an toàn của sản phẩm trong khi đó không phải doanh nghiệp xuất khẩu nào của Việt Nam cũng đáp ứng được các đòi hỏi này. Phía EU đã tích cực hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ đối với các hàng hóa nhập khẩu vào EU từ các quốc gia Châu Á.
+ Tiếp đến, hiện nay Châu Âu đang có nhiều bất ổn “rình rập” về tình hình kinh tế, chính trị như vấn đề Brexit, cuộc xung đột giữa Chính phủ dân túy Italy với Ủy ban châu Âu về vấn đề ngân sách; cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc làm ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế của Châu Âu. Do vậy, những điều này sẽ có tác động bất lợi đến các doanh nghiệp xuất khẩu trên thế giới sang EU nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sang EU nói riêng.
Để lại một bình luận