Thị trường xuất khẩu.
– Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Trong những năm gần đây, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ) và đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc). Xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và EU gia tăng mạnh mẽ giai đoạn 2000-2016 là bằng chứng cho sự thành công của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại với EU. Số liệu tại phụ lục 3 cho thấy trong số các nước EU, Đức, Pháp, Anh, Ý, Hà Lan là những thị trường xuất khẩu hàng chế biến lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu của nhóm hàng này đã giảm dần tỷ trọng ở các thị trường lớn như Đức, Pháp, Anh, Ý. Tại thị trường Đức, tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam giảm từ 25,18% năm 2000 xuống 21,23% năm 2005 và giảm còn 21,03% năm 2016. Ở Pháp, năm 2000 tỷ trọng xuất khẩu là 17,18%, đến năm 2010 giảm xuống 13,11% và năm 2016 con số này là 11,11%. Xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường Anh có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2000-2004, chiếm tỷ trọng từ 18,2% năm 2000 lên 22,51% năm 2004, nhưng đã giảm dần trong các giai đoạn tiếp theo và chỉ còn 11,4% năm 2016. Kết quả cho thấy rằng, mặc dù tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến tại các thị trường Hà Lan biến động tăng giảm nhưng nhìn chung đang có chiều hướng cải thiện trong những năm gần đây.
Các thị trường Áo, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển là những thị trường nhỏ hơn cùng sức tiêu thụ hàng hoá thấp nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gần như không đáng kể , các nước còn lại tỷ trọng kim ngạch đều chỉ ở mức khiêm tốn.
– Mức độ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Mức độ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được thể hiện dưới bảng sau đây.
Số liệu tại bảng trên cho thấy rằng, xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU có chiều hướng chuyển từ chuyên môn hóa sang đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Điều này th hiện mức độ phụ thuộc của xuất khẩu hàng chế biến vào một thị trường có xu hướng giảm. Nhóm hàng SITC-6, SITC-8 là các nhóm hàng có xu hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, nhóm hàng SITC-7 lại là nhóm hàng có mức độ tập trung vào một số thị trường tăng dần. Như vậy, đối với các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm SITC-7, Việt Nam có xu hướng tập trung xuất khẩu nhiều hơn vào một số thị trường.
Thị trường xuất khẩu chủ lực: Bảng 3.8 trình bày tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Qua bảng trên ta thấy 10 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chiếm trên 90% trong tổng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang từng quốc gia nói trên có sự thay đổi nhất định qua các năm nhưng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến sang 10 thị trường này hầu như không thay đổi.
Trong số 10 quốc gia nói trên, Đức là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường này có xu hướng giảm dần. Tương tự như vậy, tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam vào các thị trường Vương quốc Anh và Pháp cũng có xu hướng giảm dần. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang Hà Lan, Áo và Cộng hòa Slovakia lại có xu hướng tăng dần. Điều này cho thấy đây là những thị trường tiềm năng của Việt Nam.
Để lại một bình luận