1 Thách thức từ nguồn nguyên liệu.
Sản lượng tôm thu hoạch giảm
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, năm 2012, cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi tôm nước lợ, với tổng diện tích thả nuôi là 657.523 ha, sản lượng 476.424 tấn; tăng 0,2% về diện tích nhưng giảm 3,9% sản lượng so với năm 2011. Trong đó, nuôi tôm sú chiếm 94,1% diện tích và 62,7% sản lượng tôm nuôi trong cả nước; tôm thẻ nuôi chiếm 5,9% diện tích, sản lượng chiếm 27,3%.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm nước lợ chủ yếu của cả nước với tổng diện tích nuôi tôm là 595.723 ha, sản lượng 358.477 tấn (chiếm 90,61% diện tích, 75,2% sản lượng nuôi tôm cả nước); trong đó diện tích nuôi tôm sú là 579.997 ha, sản lượng 280.647 tấn (chiếm 93,6% diện tích, 94% sản lượng tôm sú cả nước), diện tích nuôi tôm chân trắng là 15.727 ha, sản lượng 77.830 tấn (chiếm 41,2% diện tích, 42% sản lương tôm chân trắng nuôi cả nước).
Tổng cục Thủy sản nhận định, dịch bệnh xảy ra trầm trọng trên diện rộng là nguyên nhân chính khiến hiệu quả sản xuất năm 2012 bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bên cạnh các khó khăn khác như giá thức ăn, vật tư đầu vào liên tục tăng cao, giá mua tôm một số thời điểm thấp và rào cản thương mại về kiểm tra dư lượng Ethoxyquin ở thị trường Nhật Bản.
Từ đầu năm đến nay, cả nước có khoảng 100.776ha diện tích tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch bệnh (trong đó tôm sú là 91.174ha), bao gồm các bệnh hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), đốm trắng, đầu vàng… gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi và ảnh hưởng đến sản lượng, giá trị xuất khẩu.
Các địa phương bị dịch bệnh nhiều nhất là Sóc Trăng thiệt hại 23.371,5ha (56,6% diện tích thả nuôi); Bạc Liêu 16.919ha (thiệt hại trên 50% 8.377ha, thiệt hại dưới 50% 8.542ha); Bến Tre thiệt hại 2.237ha nuôi thâm canh, bán thâm canh (29,06% diện tích thả nuôi); Trà Vinh thiệt hại 12.200ha (49,3% diện tích); Cà Mau diện tích tôm nuôi công nghiệp bị bệnh 958,58ha, tăng trên 420ha so với năm 2011. Riêng Tiền Giang, diện tích tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh bị thiệt hại là 922,88ha, chiếm 30,63% tổng diện tích thả nuôi tôm.
2 Rào cản gia tăng từ các thị trường
Từ Thị trường Mỹ:
Ngày 29/5/2013, DOC đã ra phán quyết sơ bộ về thuế chống trợ cấp đối với tôm NK từ 7 nước trong đó có Việt Nam với lý do ngành tôm các nước này nhận trợ cấp từ chính phủ. Việt Nam bị áp thuế 6,07%. Ngày 13/8 tới DOC sẽ ra phán quyết cuối cùng, tuy nhiên, tôm Việt Nam XK sang Mỹ hoàn toàn có khả năng bị áp thuế “kép” gồm thuế CBPG và thuế chống trợ cấp. Ngày 12/8/2013, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra quyết định cuối cùng, cáo buộc tôm xuất khẩu của Việt Nam được hưởng trợ giá làm tổn hại tới các nhà đánh bắt và chế biến tôm của Hoa Kỳ.
Theo đó, mức thuế suất chống trợ cấp mà Hoa Kỳ áp dụng với các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam là từ 1,15% đến 7,88%. Dù vậy, mức thuế này đã bị USITC chính thức phản đổi.
Với phán quyết của USITC, tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ không phải chịu thuế chống trợ cấp nói trên. Đây không chỉ là tin vui với ngành tôm Việt Nam mà còn với cả người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), việc DOC áp thuế chống trợ cấp với tôm nhập khẩu
Việt Nam không chỉ là một phán quyết vô lý, không công bằng, ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người nông dân và DN của Việt Nam mà còn khiến người tiêu dùng Hoa Kỳ chịu thiệt vì giá tôm nhập khẩu tăng mạnh.
Trước đó, vào ngày 10/9, lần đầu tiên Hoa Kỳ lên tiếng công nhận tôm Việt Nam không bán phá giá vào nước này giai đoạn từ ngày 1/2/2011 đến 31/1/2012. Như vậy, việc thoát khỏi cảnh một cổ hai tròng, chịu hai loại thuế vô lý là thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp sẽ giúp tôm Việt Nam có nhiều đất cạnh tranh hơn trên thị trường Hoa Kỳ.
Theo Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 8 tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 4,16 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt trên 1,7 tỷ USD, tăng gần 22% và chiếm tới 41,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước.
Riêng tháng 8/2013, xuất khẩu các sản phẩm chính khác đều giảm trong khi xuất khẩu tôm tăng tới 65,5% so với tháng 8/2012. Đặc biệt, xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ có tốc độ tăng tới 145,9%. Với đà tăng này, Hoa Kỳ đang vượt qua Nhật Bản, trở thành thị trường lớn nhất tiêu thụ tôm của Việt Nam.
Xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ bắt đầu hồi phục từ quý II/2013 sau khi giảm 18,6% năm 2012 và giảm 6,3% trong quý I. Tám tháng đầu năm 2013, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 445,6 triệu USD, tăng 52,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Bang Lousiana của Mỹ đang vin vào lý do bảo vệ ngành tôm khai thác nội địa để thông qua dự luật cấm tôm NK từ các nước bị ảnh hưởng của EMS.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2013 sẽ tăng trưởng chậm
Trong báo cáo chính thức của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) về quyết định sơ bộ đối với việc bắt đầu điều tra thuế chống trợ cấp tôm NK từ 7 nước trình lên Chính phủ Mỹ, ước tính tăng trưởng XK tôm nói chung và sang Mỹ nói riêng năm 2013 từ các nước này sẽ giảm.Trong báo cáo này, ITC cung cấp số liệu của 5 nước XK tôm hàng đầu sang Mỹ gồm Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam năm 2012 và ước tính năm 2013. Các số liệu đó cho thấy rõ xu hướng giảm XK tôm của các nước này sang Mỹ cũng như khả năng mở rộng XK tôm sang các thị trường khác năm 2013.Theo đó, XK tôm năm 2013 của Indonesia, Thái Lan và Việt Nam sang Mỹ đều giảm, XK tôm của Ecuadorvà Ấn Độ tăng. Đối với Việt Nam, theo ITC, XK tôm năm 2013 dự kiến đạt 145.898 tấn, chỉ tăng 3,3% so với 141.221 tấn của năm 2012, trong đó XK sang Mỹ sẽ giảm còn 32.337 tấn từ 33.665 tấn năm 2012 .Bên cạnh thống kê về XK, ITC còn đưa ra lượng dự trữ tôm của các nước tại Mỹ đầu năm 2013. Trong đó Tổng lượng dự trữ của 3 nước còn lại gồm Thái Lan, Việt Nam và Indonesia giảm 12% còn 153.000 tấn.Năm 2012, NK tôm từ 5 nước này chiếm tới 74,5% tổng NK tôm vào Mỹ.
Để lại một bình luận