Kinh tế thế giới phục hồi chậm, gặp nhiều khó khăn, thách thức và còn có nhiều biến động khó lường (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 72). Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của WEF dự báo rằng nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,5% năm 2019 và 3,6% năm 2020, con số này giảm hơn so với dự báo trước đó.
Sự giảm sút này chủ yếu cho thấy những tín hiệu suy yếu về kinh tế của khu vực châu Âu. Trong đó có Đức là quốc gia đang gặp phải khó khăn, thách thức do tiêu chuẩn khí thải mới, còn đối với Italy phải đương đầu với sức ép của cuộc đối đầu về ngân sách với EU và tuân thủ kỷ luật ngân sách của EU.
Những biến động của giá cả thế giới, sự bất ổn về tài chính, tiền tệ và vấn đề nợ công tiếp tục gây ra những hiệu ứng bất lợi đối với nền kinh tế thế giới. Tương quan sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đang có nhiều thay đổi. Hầu hết các nước trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới the chế kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ đe phát triển.
Cạnh tranh kinh tế, thương mại, cuộc chiến tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường, khoa học công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, bối cảnh thế giới với những căng thẳng về địa chính trị như tranh chấp chủ quyền, biển đảo và những bất hòa giữa các quốc gia, khu vực, các cuộc chiến thương mại như căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, hay Brexit, xung đột, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo diễn biến phức tạp,… dự báo thị trường biến động mạnh hơn, kinh tế thế giới trong những năm tới vẫn giảm tốc và có khả năng nhu cầu tiêu dùng, giá các mặt hàng xuất khẩu cũng có xu hướng giảm theo. Đồng thời, xu hướng bảo hộ đang lan rộng trên thế giới, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật và các vụ kiện chống bán phá giá, điều này gây trở ngại cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là hội nhập kinh tế. Việc thực hiện các cam kết trong các FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA…) tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đem đến nhiều cơ hội cũng như các khó khăn, thách thức không nhỏ. Khi các FTA xuất hiện ngày càng nhiều, các quốc gia phải bảo hộ sản xuất trong nước. Vì vậy, các quốc gia đưa ra nhiều rào cản thương mại, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, tiêu chuẩn về môi trường, lao động và một số yêu cầu khắt khe khác đối với hàng hoá nhập khẩu đe bảo vệ người tiêu dùng. Hơn nữa, các khó khăn vướng mắc hiện nay trong hội nhập chủ yếu đến từ doanh nghiệp trong nước.
Mặc khác, việc đối mặt với các hàng rào phi thuế quan, chuẩn mực của các công ty đa quốc gia và những thách thức từ chính nội tại như nguồn tài nguyên suy giảm, trình độ công nghệ còn yếu khiến các doanh nghiệp trong nước không nắm bắt và tận dụng được các cơ hội của hội nhập. Bởi vậy, muốn không bị bỏ lỡ các cơ hội tiếp cận thị trường thì các doanh nghiệp cần phải có cách nhìn nhận tích cực với các khuôn khổ, chuẩn mực từ các Hiệp định FTA, các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam.
Để lại một bình luận