Tổ chức lao động quốc tế đã tiêu chuẩn hóa, thông qua các công ước quốc tế. Các công ước đó được gọi là các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Trong các tiêu chuẩn lao động quốc tế có 4 nhóm tiêu chuẩn được ILO xác định là các tiêu chuẩn lao động cơ bản (Công ước 87 và 98; công ước 29 và 105; công ước 138 và 182; công ước 100 và 111). Theo đó các nước thành viên của ILO, bất kể đã phê chuẩn hay chưa phê chuẩn các công ước đều có nghĩa vụ thực thi các nhóm công ước này nhằm đạt được các điều kiện làm việc tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ. Vì vậy, để đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh, thực hiện TNXH đảm bảo quyền cho NLĐ đều xuất phát từ các yêu cầu trong tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Trong bối cảnh hiện tại, nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế quốc tế khiến các nước trên thế giới đang xích lại gần nhau do tác động của toàn cầu hóa. Các DN may muốn tồn tại và phát triển thì buộc phải thâm nhập vào thị trường toàn cầu thông qua việc xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài. Các DN may có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam thì việc thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích là quyết định chiến lược. Muốn vậy, các DN may phải thực hiện tốt các CoC về lao động như SA8000, WRAP, OSHAS 18001… để chủ động tiếp cận, áp dụng phương pháp, tiêu chí đánh giá về lao động theo tiêu chuẩn, thông lệ khu vực và thế giới. Như vậy, vấn đề đặt ra là các DN may cần phải nỗ lực đầu tư, nỗ lực cải tiến để chứng minh đạt được các tiêu chuẩn về lao động cũng như đạt được yêu cầu của khách hàng đặt ra trong TMQT để vấn đề này không còn là “biến số” quá khó khăn của các DN may Việt Nam trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Để lại một bình luận