Giải quyết triệt để hiện tượng bị vướng hoặc bị khóa các lối thoát hiểm khẩn cấp trong giờ làm việc tại các DN
Hiện nay một số CoC quốc tế về lao động đã đề cập khá rõ về vấn đề ATVSLĐ như: DN cần có cam kết của lãnh đạo về vấn đề đảm bảo ATVSLĐ, đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh để phòng ngừa những tai nạn và thương tích có hại đến sức khỏe NLĐ, phải có các biện pháp tích cực để ngăn ngừa tại nạn lao động và hạn chế việc gây tổn hại đến sức khỏe NLĐ. Các DN cần xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu các nguyên nhân gây nguy hiểm trong môi trường làm việc.
An toàn vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp là điều kiện cần để các DN may “khởi động” quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Cho dù đặc thù ngành may mặc là quy mô hoạt động, số lượng lao động lớn cộng với việc nhà xưởng chứa nhiều hàng hóa, vật liệu dễ cháy như vải vóc, sợi, chỉ… thì các lối thoát hiểm phải không để bị vướng hoặc bị khóa các lối thoát hiểm khẩn cấp trong giờ làm việc tại các DN may. Đây là một trong những biện pháp “cấp thiết” mà các DN may phải thực hiện ngay để đảm bảo ATVSLĐ và sức khỏe trong quá trình làm việc.
Tăng cường các chương trình chăm sóc sức khỏe nâng cao tại các DN
Các DN may cần tăng cường các chương trình chăm sóc sức khỏe nâng cao đầu tư hơn nữa về kinh phí cho việc cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nâng cao lao động cho NLĐ nhằm tăng cường chất lượng thể chất của NLĐ. Tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ; Đối với đội ngũ tập thể cán bộ chăm sóc sức khỏe cho NLĐ tại bộ phận Y tế của DN bên cạnh việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nhất là đội ngũ y, bác sĩ thì cần tập trung thực hiện tiêu chí “5 biết, 3 cần”. Đó là: phải biết vui vẻ, ân cần, lắng nghe, chia sẻ, thông cảm với người bệnh. Các DN may cần phải kết hợp với Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, trung tâm y tế dự phòng triển khai nhiều biện pháp truyền thông về sức khỏe sinh sản, dân số đến NLĐ nữ. Bộ phận y tế của DN tiến hành tư vấn, cung cấp dịch vụ dân số – kế hoạch hóa gia đình, các bệnh phụ nữ… để đảm bảo “độ bao phủ sâu” sau các buổi tư vấn cũng như các DN may tổ chức hội thi tìm hiểu sức khỏe sinh sản, chăm sóc nuôi dạy con cái cho lao động nữ.
Ngoài ra, để thực hiện chăm sóc sức khỏe nâng cao cho NLĐ các DN may nên hướng đến một số nội dung thiết thực, phù hợp với năng lực của các DN này như: Cung cấp phòng vắt sữa, phòng thể dục, thể thao, dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ. Hiện nay, tại các DN may hiện nay để tăng năng suất lao động cần NLĐ khi vào việc phải đảm bảo sức khỏe để có thể năng động, sáng tạo, triển khai đúng các kỹ thuật chuyên môn, tạo ra hiệu quả lao động cao nhất, tránh nguy cơ mất an toàn lao động đến mức thấp nhất. Như vậy, đảm bảo tăng cường các chương trình chăm sóc sức khỏe nâng cao sẽ mang lại lợi ích kép cho cả NLĐ và cả DN.
Đa dạng các hoạt động văn hóa, thể thao cho NLĐ tại các DNNVV
Lãnh đạo DNNVV nên phối kết hợp hợp với Công đoàn cơ sở nhân rộng mô hình “Ngày hội lao động” để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao thiết để kết nối, khích lệ cũng như tỏ lòng cảm ơn NLĐ, các hoạt động điển hình như: Tổ chức giải bóng đá, thi kéo co, giao lưu văn nghệ; trao thưởng cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu xuất sắc; tổ chức “bốc thăm trúng thưởng” cho NLĐ với nhiều hiện vật có giá trị như xe máy, tivi, tủ lạnh, máy giặt…
Thực hiện tặng quà NLĐ vào sinh nhật, kết hôn, 8/3, 20/10. Để tạo mối quan hệ khăng khít, thân thiện giữa DN và NLĐ, NLĐ và NLĐ có thể tổ chức sinh nhật tập thể, liên hoan văn nghệ, sáng tác thơ, thi cắm hoa, nấu ăn, hội khỏe công nhân, tập thể dục giữa giờ. Những hoạt động này nên tổ chức rộng khắp, sôi nổi, để thu hút đông đảo NLĐ tham gia, tạo nên sân chơi bổ ích trong các DN may, giúp NLĐ không chỉ rèn luyện sức khỏe, cải thiện đời sống tinh thần, mà còn là dịp để NLĐ thể hiện năng khiếu của bản thân, phát huy tinh thần làm việc tập thể, giúp NLĐ thấu hiểu và gắn kết với nhau hơn, hăng say làm việc, gắn bó với nghề.
Các DN may nên xây dựng mô hình câu lạc bộ đời sống công nhân hay tổ chức các diễn đàn, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình, tổ chức đám cưới tập thể, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế gia đình, tổ chức chăm lo cho NLĐ nhân các dịp Tết cổ truyền, tổ chức trại hè, biểu dương, khen thưởng cho con em NLĐ để phần nào động viên những lao động nữ di cư đã có gia đình thì gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc nuôi dạy con, còn với NLĐ nữ trẻ trẻ chưa có gia đình thì ít có điều kiện, thời gian gặp gỡ, tìm hiểu bạn đời. Những NLĐ nữ này do tuổi đời còn trẻ, sống xa gia đình, thiếu thốn tình cảm, nhận thức, hiểu biết về các vấn đề xã hội còn hạn chế, đặc biệt là các kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với các tình huống nảy sinh trong cuộc sống như tình yêu, tình bạn, giữ gìn hạnh phúc gia đình, vấn đề nuôi dạy con chưa theo những khuôn mẫu truyền thống do NLĐ di cư tự do.
Để lại một bình luận