Đối với nguồn vốn vay của CQĐP
Luật NSNN số 83/2015/QH11 cho phép chính quyền cấp tỉnh được huy động vốn vay để phát triển KT-XH địa phương. Đây là một giải pháp mở cho các địa phương trong việc giải quyết bài toán về NLTC cho đầu tư phát triển KT-XH nói chung và XDNTM nói riêng, góp phần tăng tính chủ động, trách nhiệm địa phương, làm giảm áp lực nợ cho Chính phủ. Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh có thể thực hiện vay vốn cho XDNTM thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc từng bước thí điểm phát hành trái phiếu CQĐP. Các khoản vay này sẽ tạo ra nghĩa vụ nợ cho chính quyền Tỉnh, do đó, Tỉnh phải thực hiện quản lý tốt vấn đề vay nợ từ việc xây dựng đề án vay vốn, kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, công khai nợ vay theo đúng Luật Quản lý nợ công. Một số lưu ý trong quản lý các khoản nợ vay của Tỉnh như sau:
Thứ nhất, UBND Tỉnh xây dựng đề án vay vốn cho các dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật. Việc phân bổ NLTC từ nguồn vốn vay của Tỉnh cho các nhu cầu đầu tư phải gắn với thứ tự ưu tiên đã được xác lập trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn. Kế hoạch tài chính 5 năm, và Kế hoạch tài chính, NS 3 năm đã được HĐND Tỉnh phê duyệt.
Thứ hai, xác định tổng mức dư nợ vay trên cơ sở số thu NSĐP được phân cấp, số chi thường xuyên của NSĐP trần vay nợ theo quy định. Đề án vay vốn phải trình HĐND Tỉnh phê duyệt và được Bộ Tài Chính chấp thuận bằng văn bản.
Thứ ba, “kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng các khoản vốn vay. Các khoản vay để đầu tư các dự án thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP phải được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật NSNN. Các dự án sử dụng vốn vay của Tỉnh phải được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập.
Thứ tư, chủ động bố trí trong cân đối ngân sách Tỉnh, nguồn thu hồi từ các dự án đầu tư của địa phương đề bảo đảm trả hết nợ khi đến hạn. UBND Tỉnh thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay của Tỉnh”[36].
Đối với tín dụng có nguồn gốc ODA
Theo quy định hiện hành, CQĐP ít có điều kiện tiếp xúc với các nhà tài trợ nước ngoài. CQĐP được tiếp nhận nguồn ODA thông qua phân bổ của Trung ương trên cơ sở danh mục dự án đề nghị của địa phương. Do đó, trong thời gian tới để có thể huy động được nguồn vốn ODA cho các mục tiêu XDNTM, cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần xây dựng một ban quản lý dự án chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm làm việc, nắm chắc các chính sách quản lý ODA. Đồng thời, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ có liên quan thuộc các cơ quan của tỉnh liên quan đến hoạt động thu hút đầu tư và quản lý dự án ODA như Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở công thương, Sở NN và phát triển NT.
Thứ hai, cần đảm bảo kịp thời vốn đối ứng cho các chương trình và dự án ODA để đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất và nhanh nhất.
Thứ ba, cần rà soát lại hệ thống văn bản, chính sách liên quan đến huy động và sử dụng nguồn vốn ODA. Trên cơ sở đó, hoàn thành hệ thống các văn bản pháp lý, đổi mới trong quy trình và thủ tục quản lý dự án ODA. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát trong toàn bộ quá trình huy động và sử dụng nguồn vốn ODA nhằm phòng chống tham nhũng.
Đối với tín dụng ngân hàng
Thứ nhất, đẩy mạnh triển khai việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển NN, NT của Chính phủ, trước hết là nâng cao vai trò của các NHTM lớn.
Thứ hai, hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), giao đất ổn định lâu dài cho các hộ sản xuất để người dân có đủ tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng. Đây là một trong những rào cản trong việc tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất NN hiện nay. Đồng thời, Chính quyền các cấp tuyên truyền rộng rãi về việc cấp GCNQSDĐ đối với các nông hộ trên địa bàn, tránh tình trạng gian lận khi làm thủ tục, giấy tờ đồng thời tránh mua bán đất đai trong các khu vực quy hoạch NN. Đề nghị bỏ điều kiện giữ GCNQSDĐ đối với các khoản vay tín chấp, tạo điều kiện cho các hộ có khả năng tiếp cận các khoản vốn phát sinh tại ngân hàng khác.
Thứ ba, nâng cao khả năng hạch toán và quản lý trong sản xuất NN cho chủ hộ SXKD ở nông thôn. Để nâng cao khả năng hạch toán và quản lý cho chủ hộ sản xuất cần tổ chức tập huấn về các kiến thức về quản trị kinh doanh căn bản. Các hộ sản xuất NN phải xác định được nhu cầu vốn sản xuất của gia đình trên cơ sở đó để tính khoản tiền cần vay. Có phương án hoạt động SXKD rõ ràng và cụ thể, cũng như kế hoạch trả nợ trong tương lai của gia đình. Các khoản đầu tư cho sản xuất NN có vay vốn tín dụng phải được quản lý khoa học, chặt chẽ, nghiêm túc để hạn chế các trường hợp sử dụng sai mục đích, gây ra tình trạng thiếu vốn cho sản xuất, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ gia đình và cũng là nguồn thu hồi nợ của ngân hàng. Mặt khác, cần có sự tham gia liên kết trong sản xuất. Bài học kinh nghiệm cho thấy, trong sản xuất NN cần có sự liên kết giữa hộ sản xuất, nhà khoa học và DN. Trên thực tế tại tỉnh Hà Tĩnh, các nông hộ chủ yếu tự làm tự ăn, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của mình, do đó khi có tình trạng rớt giá, hạn hán, mất mùa thì người dân vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Việc sớm hình thành các mô hình HTX kiểu mới với mô hình sản xuất lớn với sự tham gia của 3 nhà (nhà sản xuất, nhà DN và nhà khoa học) cần được tiếp tục triển khai thực hiện.
Thứ tư, đối với chính sách đảm bảo tiền vay, do đặc thù của các ngành NN tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là ngành khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ nên hiện nay, các NHTM thường yêu cầu ngư dân, DN bổ sung tài sản đảm bảo ngoài tài sản thế chấp là tàu cá hình thành từ vốn vay. Chính sách này đã khiến ngư dân khó tiếp cận vốn vay NHTM. Do vậy cần xây dựng chính sách đặc thù để NHTM mạnh dạn cho vay với tài sản thế chấp chỉ là tàu cá hình thành từ vốn vay, từ đó ngư dân có thể mạnh dạn đầu tư những con tàu lớn, đảm bảo về kỹ thuật và thiết kế.
Đồng thời, cần đơn giản hóa thủ tục để nông dân trong các tổ nhóm có bảo lãnh trực tiếp mở tài khoản nhận vốn vay, thanh toán gốc và lãi, gửi tiền tại ngân hàng.
Thứ năm, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở NN&PTNT, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính…với các NHTM trên địa bàn tỉnh. Mục đích để ký kết các chương trình liên tịch về đầu tư vốn tín dụng phục vụ XDNTM. Trong đó, ưu tiên cho vay vốn đầu tư đối với các dự án thuộc ngành NN như các dự án tái cơ cấu sản xuất NN, chuyển đổi sản xuất NN công nghệ cao, các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, các dự án đổi mới công nghệ chế biến nông sản, các dự án nuôi trồng thủy sản theo hình thức công nghiệp có quy mô lớn, các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất NN và mô hình liên kết chuỗi sản xuất sản phẩm NN xuất khẩu và các dự án thuộc ngành du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, mức độ can thiệp của chính quyền trong các hoạt động tín dụng chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ thông tin, điều tiết… và phải tuân thủ theo quy luật thị trường.
Thứ sáu, cần có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và thường xuyên giữa 4 bên, gồm: Các nông dân, hiệp hội ngành nghề; các bộ, ngành; CQĐP, các NHTM và công ty bảo hiểm. Các bên cần có sự trao đổi, chia sẻ thông tin, hợp tác và thống nhất với nhau trong thực hiện công việc. Nếu sự phối hợp này không được thực hiện tốt, có thể dẫn đến tình trạng có khoảng cách không nhỏ giữa các tiêu chuẩn cho vay của các ngân hàng và tiêu chí xét duyệt của các cơ quan nhà nước. Điều này sẽ khiến các NHTM mất thêm thời gian để thẩm định lại hồ sơ vay của người dân, từ đó thời gian đồng vốn đến được tay người dân sẽ bị kéo dài.
Thứ bảy, tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh, nhất là phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và các tổ chức tài chính NT. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, mối quan hệ làng xóm, các thành viên trong các hiệp hội, tổ chức chính trị xã hội tạo thành sức mạnh cộng đồng, giúp khách hàng của tổ chức tài chính NT phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Sức mạnh này cũng trở thành sức ép để khách hàng thực hiện các điều khoản đối với QTDND, giảm chi phí giao dịch cho cả tổ chức và khách hàng. Sự hỗ trợ đắc lực của CQĐP và các cơ quan, đơn vị là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cho QTDND hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả. Các cơ quan này cũng cần nhìn nhận tầm quan trọng của QTDND trong địa bàn hoạt động của mình đối với sự phát triển KT-XH địa phương. Kinh nghiệm từ các QTDND thành công cho thấy, mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa QTDND và các CQĐP cần được củng cố thông qua chính sách hợp tác rõ ràng, hai bên cùng có lợi và vì mục tiêu chung là phát triển cộng đồng.
Thứ tám, cần có chính sách để các TCTD cho cộng đồng nhân dân mỗi thôn vay vốn từ ngân hàng để đầu tư CSHT trong một thời gian nhất định, NSNN hỗ trợ lãi suất, có UBND xã làm đại diện, có phương án đầu tư chi tiết và cam kết của Ban phát triển thôn (trong đó có chữ ký của toàn bộ các hộ gia đình trong thôn). Lý do của việc này là do xây dựng NTM đặt mục tiêu lớn nhưng đòi hỏi thời hạn hoàn thành sớm. Việc huy động sức dân nhiều trong một thời gian ngắn khó thực hiện được. Để có công trình trước hết phải có vốn đầu tư, nhân dân sẽ thống nhất phương án đóng góp hàng năm để đủ số vốn thanh toán với ngân hàng.
Thứ chín, củng cố và nâng cao vai trò của Quỹ Đầu tư Phát triển Địa phương. Quỹ Đầu tư Phát triển Địa phương là tổ chức tài chính đặc biệt được thành lập ở cấp tỉnh, vận hành như các đơn vị thương mại, huy động vốn trung và dài hạn từ khu vực tư nhân và đầu tư vào các dự án phát triển hạ tầng địa phương.
Để lại một bình luận