Bằng việc sử dụng nợ vay, DN không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh thiếu hụt mà còn góp phần tạo thành một đòn bẩy nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ vay được ví như “con dao hai lưỡi” khi mà nếu sử dụng không hiệu quả sẽ làm cho DN lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính và có thể đi đến tình trạng phá sản. Khi DN sử dụng nợ vay, lãi tiền vay là một khoản chi phí cố định mà DN định kỳ phải thanh toán cho chủ nợ. Nếu việc sử dụng nợ vay có hiệu quả, tức là phần lợi nhuận trước thuế và lãi vay do một đồng vốn tạo ra lớn hơn phần chi phí lãi vay thì phần chênh lệch chủ sở hữu được hưởng. Ngược lại, nếu việc sử dụng nợ vay không hiệu quả, tức là phần lợi nhuận trước thuế và lãi vay do một đồng vốn tạo ra nhỏ hơn phần chi phí lãi vay thì rủi ro lúc này bị chuyển sang đối với chủ sở hữu. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu được mô tả dưới công thức sau:
ROE = [BEP + D/E x (BEP –Rd)] x (1-t)
Trong đó:
Qua công thức trên, nhận thấy (1-t) là một hằng số; do vậy tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu sẽ (ROE) sẽ phụ thuộc vào các nhân tố sau: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP); Chi phí sử dụng vốn vay (Rd) và tỷ trọng giữa giá trị của nợ vay và vốn chủ sở hữu (D/E).
Trường hợp 1: Nếu BEP > Rd, tức là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lớn hơn chi phí sử dụng nợ vay. Trong trường hợp này, nợ vay càng được sử dụng nhiều sẽ càng làm khuyếch đại tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của DN. Tuy nhiên, quyết định gia tăng mức độ sử dụng nợ vay sẽ làm gia tăng thêm rủi ro phá sản nên các chủ nợ có khuynh hướng đòi hỏi mức lãi suất cao hơn dẫn đến chi phí sử dụng nợ của DN gia tăng và làm giảm bớt hiệu quả sử dụng nợ, kết quả là tác động tích cực của nợ đến ROE sẽ giảm bớt
Trường hợp 2: Nếu BEP < Rd, tức là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản nhỏ hơn chi phí sử dụng nợ vay. Trong trường hợp này, nợ vay càng được sử dụng nhiều sẽ càng làm suy giảm tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của DN.
Trường hợp 3: Nếu BEP = Rd, tức là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản bằng chi phí sử dụng nợ vay. Trong trường hợp này, nợ vay được sử dụng không có ảnh hưởng đến việc gia tăng hay làm suy giảm tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.
Qua phân tích tác động của cơ cấu nguồn vốn đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu có thể nhận thấy: việc sử dụng nợ vay một mặt có thể khuyếch đại tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (nếu BEP > Rd) nhưng cũng có thể làm suy giảm tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (nếu BEP < Rd) và đẩy DN đến những rủi ro về mất khả năng thanh toán. Việc sử dụng nợ vay đã được ví như “con dao hai lưỡi” là bởi nguyên nhân trên. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản trị DN là phải biết kết hợp hài hoà, hợp lý cơ cấu nguồn vốn để vừa đạt được mục địch nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu vừa đảm bảo rủi ro tài chính ở mức độ có thể chấp nhận được.
Việc DN sử dụng nợ vay với mục đích nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu cũng chính là việc DN đã sử dụng đòn bẩy tài chính.
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính phản ánh tỷ lệ phần trăm thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay EPS) phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Công thức xác định mức độ tác động của đòn bẩy tài chính như sau:
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính cho thấy khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng lên hay giảm đi 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay EPS) sẽ tăng lên hay giảm đi bao nhiêu phần trăm. Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính cũng phản ánh mức độ rủi ro tài chính DN khi nó tác động làm biến động mạnh đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay EPS) và làm gia tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán của DN.
Để lại một bình luận