Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể thể hiện: Thứ nhất, quán triệt và thống nhất trong cộng đồng dân cư về ý nghĩa và nhiệm vụ XDNTM, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, làm cho người dân thấy được vai trò chủ thể của mình; Thứ hai, là cầu nối hiệu quả giữa CQĐP và người dân; Thứ ba, tổ chức vận động người dân thi đua thực hiện XDNTM nhằm huy động các NLTC cho XDNTM; Thứ tư, gương mẫu đi đầu trong việc triển khai, thực hiện đóng góp nguồn lực cho XDNTM và thực hiện sử dụng hiệu quả các công trình NTM.
Thu hút DN đầu tư vào NN, NT có ý nghĩa rất quan trọng trong XDNTM
Một là, thông qua thu hút đầu tư của DN vào NN để khai thác tiềm năng, lợi thế NN của địa phương. Đối với sản xuất NN, thế mạnh của địa phương chủ yếu là các yếu tố liên quan đến thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên, các lợi thế và tiềm năng phát triển khó có thể phát huy, khó có thể biến những ưu thế nổi trội để đưa sản xuất NN từ quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hoá ở quy mô lớn nếu không có các nhân tố tác động vào để kích thích, thúc đẩy. Trong đó, vai trò của DN có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương. Bởi vì, DN có những ưu thế nhất định và ưu việt hơn các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh khác. Đó là, trình độ và khả năng chuyên môn hoá cao hơn trong sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm; quy mô vốn lớn hơn; có tư cách pháp nhân nên khả năng huy động NLTC cho hoạt động đầu tư tốt hơn; có trình độ công nghệ cao hơn, nguồn nhân lực đông hơn, có chất lượng cao hơn do đó có khả năng mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn. Với những ưu thế này, DN có vai trò và khả năng tốt hơn trong việc phát huy, khai thác tiềm năng, thế mạnh của NN địa phương.
Hai là, thu hút đầu tư của DN vào NN góp phần giảm thiểu rủi ro cho sản xuất NN và người ND. Sản xuất NN là ngành gặp rất nhiều rủi ro. Các yếu tố rủi ro trong NN gắn với việc sản xuất phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khả năng kiểm soát, phòng chống các loại dịch bệnh. Bên cạnh đó, ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, do sản xuất NN chủ yếu theo phương thức truyền thống, nhỏ lẻ, phân tán do đó người ND thường ở vị thế là nhóm yếu thế hơn trong việc tiếp cận thị trường, tiếp cận nguồn lực sản xuất. Vị thế của người sản xuất nhỏ trong các giao dịch dễ bị chén ép. Sự tham gia của DN vào NN sẽ góp phần giảm bớt rủi ro, thông qua liên kết, rủi ro trong quá trình sản xuất sẽ được giảm thiểu, được chia sẻ. Đồng thời, do có sự gắn kết quyền lợi giữa DN và ND do đó cả hai bên có xu hướng nỗ lực trong giảm thiểu rủi ro để bảo vệ lợi ích của chính mình và đối tác.
Ba là, thu hút đầu tư của DN vào NN góp phần gia tăng giá trị cho sản phẩm NN. Khái niệm chuỗi giá trị là khái niệm quản lý lần đầu tiên được Michael Porter mô tả và giải thích vào năm 1985, sau đó, khái niệm này được phổ biến rộng rãi trong phân tích các hoạt động kinh tế.
]. Không chỉ ở Việt Nam, các nghiên cứu về chuỗi giá trị ở các quốc gia khác đều chỉ ra thực tế đó. Ở các nền NN lạc hậu, phần lớn giá trị sản phẩm mới chỉ dừng ở khâu sản xuất mà chưa quan tâm đến tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm NN ở các công đoạn khác như chế biến, thương mại. Chính vì thế, người ND được hưởng lợi ít nhất trong toàn bộ chuỗi giá trị đầy đủ của sản xuất NN. Thu hút đầu tư của DN vào NN là một trong các cách thức để làm gia tăng giá trị cho sản phẩm NN. Thông qua đầu tư trực tiếp của DN vào sản xuất, cũng như thông qua liên kết giữa DN với người ND, người ND có thể tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất NN.
Bốn là, thu hút đầu tư của DN vào NN có thể hỗ trợ sản phẩm tiếp cận thị trường tiêu thụ. DN có khả năng tổ chức lưu thông hàng hóa nhằm đưa sản phẩm đến các thị trường tiêu thụ, đồng thời tạo ra các tiền đề bên ngoài (nhất là mở rộng thị trường xuất khẩu) để đưa sản xuất hàng hoá ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán lên quy mô lớn, tiếp cận với thị trường thế giới. DN cũng căn cứ nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất và phân phối để đáp ứng nhu cầu thị trường. DN góp phần cấu trúc lại nền sản xuất NN theo hướng gắn chặt sản xuất với thị trường, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh vùng, địa phương. DN cũng có điều kiện nắm bắt thông tin thị trường, yêu cầu về chất lượng, giá cả, chủng loại sản phẩm… do đó có khả năng đáp ứng và thay đổi bắt kịp với biến động của thị trường.
Năm là, thu hút đầu tư của DN là điều kiện quan trọng để phát triển NN theo hướng NN công nghệ cao. Đưa công nghệ cao vào sản xuất NN là cách duy nhất có thể thay đổi bức tranh NN lạc hậu với lối tư duy cũ. DN có ưu thế trong việc đưa công nghệ vào sản xuất NN hơn các hộ ND cá thể do được tổ chức khoa học, có điều kiện tiếp cận thông tin về công nghệ, nguồn vốn. Đặc biệt, dư địa cho tăng trưởng NN về năng suất, sản lượng, chất lượng sẽ rất lớn nếu xây dựng NN dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại. Việc áp dụng tiến bộ KHCN vào NN sẽ hạn chế được tác động không thuận lợi của tự nhiên, từ đó nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm, đem lại lợi nhuận cao hơn cho sản xuất NN.
Sáu là, thu hút đầu tư của DN vào NN góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Cơ cấu kinh tế của một địa phương được xem xét chủ yếu dưới hai góc độ là cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động. Một cách phổ biến, đầu tư của DN vào NN sẽ thay đổi căn bản hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong NN, thay đổi về phương thức tổ chức sản xuất, quy mô đầu tư cũng như ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Đầu tư của DN vào NN của một địa phương không những trực tiếp làm gia tăng giá trị sản xuất NN mà còn góp phần tăng giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp, dịch vụ. Đồng thời đầu tư của DN vào NN sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, dịch chuyển lao động từ NN sang các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ hoặc phái sinh từ sản xuất NN. Lao động NN được tổ chức dưới hình thức DN sẽ có tác phong lao động có kỷ luật, tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất như công nhân công nghiệp. Thu hút đầu tư của DN vào NN cũng góp phần giải quyết việc làm ở NT, góp phần hạn chế tình trạng di dân ra thành phố.
Để lại một bình luận