Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chính thức hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1994 thay thế cho 02 Trung tâm Giao dịch ngoại tệ. Thời gian đầu, các hình thức mua, bán trên thị trường ngoại hối (cả liên ngân hàng và giữa NHTM với khách hàng) còn sơ khai, chủ yếu là hoạt động mua, bán giao ngay (Spot). Các nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn (Forward) và hoán đổi ngoại tệ (Swap) ra đời muộn hơn (1998 và 2001) đã góp phần đưa thị trường phát triển ở một mức độ mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn ngắn hạn bằng VND cho các ngân hàng.So với các TTTT khác, nhìn chung, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường có tổ chức chặt chẽ và hoạt động hiệu quả hơn; đóng vai trò quan trọng đối với việc điều hành tỷ giá của NHNN, góp phần làm cho tỷ giá phản ánh chính xác hơn giá trị thực của VND.
NHNN tham gia thị trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu CSTT. NHNN cũng đã ban hành hàng loạt các quy định về quản lý ngoại hối. Với các quy định này, hoạt động của thị trường ngoại hối giữa TCTD và khách hàng và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng liên hệ chặt chẽ với nhau hơn.
Hiện nay, thị trường có 58 thành viên là các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ. Doanh số giao dịch tăng từ mức 254 triệu USD năm 2003 lên tới gần 7 tỷ USD cuối năm 2018. Tuy nhiên, các giao dịch chủ yếu là giao dịch giao ngay (chiếm ¾ tổng khối lượng giao dịch). Giao dịch kỳ hạn chiếm gần ¼; giao dịch hoán đổi đã được sử dụng song không nhiều và chủ yếu để giải quyết nhu cầu bổ sung vốn khả dụng bằng VND cho một số NHTM. Giao dịch chính thức trên thị trường liên ngân hàng chỉ chiếm khoảng 15% còn lại giao dịch thực hiện tại các NHTM chiếm trên 85%. Điều này cho thấy mức độ phát triển chưa cao của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Việt Nam bởi trên thực tế, ở các quốc gia có TTTT phát triển ở mức độ cao, tỷ trọng các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi ngoại tệ thường rất lớn (Mỹ, Singapore…).
Về cơ chế tỷ giá, giai đoạn 2005-2007, lạm phát thấp giúp cho tỷ giá VNĐ/USD duy trì ổn định.Giai đoạn 2008-2011, lạm phát cao nên việc ổn định (neo) tỷ giá USD/VNĐ gặp khó khăn. Thị trường diễn biến phức tạp và luôn chịu áp lực tăng tỷ giá USD/VND. Từ năm 2012-2017, tỷ giá đã duy trì ổn định theo tín hiệu thị trường, các đợt điều chỉnh đều nằm trong phạm vi cam kết điều hành tỷ giá hàng năm của NHNN22. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm của NHNN trong năm 2016, cụ thể là việc niêm yết tỷ giá trung tâm23 hàng ngày để làm cơ sở tham khảo cho tỷ giá mua bán của các NHTM. Thay vì tỷ giá được điều chỉnh dựa trên sự biến động và áp lực cung cầu của đồng USD trên thị trường; NHNN đã dựa vào 8 đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ và đầu tư lớn vào thị trường Việt Nam để làm cơ sở đưa ra mức tỷ giá. Biên độ giao dịch vẫn tiếp tục duy trì ở mức 3%. Việc tỷ giá trung tâm được điều chỉnh linh hoạt mỗi buổi sáng trước giờ giao dịch đã giúp cho sự biến động hàng ngày không quá lớn và cũng không gây sốc cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh sử dụng nhiều ngoại tệ trong giao dịch thanh toán, vay mượn. Ngoài ra, sự điều chỉnh linh hoạt ở đây là có tăng có giảm, đi theo xu hướng thị trường, cũng như xu hướng tăng giảm của các ngoại tệ mạnh trên thế giới, thay vì chỉ theo chiều tăng lên như trước đây. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố giúp cho điều hành tỷ giá thành công là việc kiên định trong chính sách giảm đô la hóa thông qua việc giữ trần lãi suất huy động ngoại tệ 0%/năm của NHNN.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng và dự trữ ngoại hối, 2005-2016
Diễn biến tỷ giá, 2011-T4/2018
Một số chỉ tiêu cơ bản về thị trường ngoại hối, 2005-2016
Để lại một bình luận