Kể từ khi bắt đầu chính thức đi vào hoạt động (từ năm 2000) đến nay, nghiệp vụ thị trường mở (OMO) đã có sự tham gia của khá nhiều thành viên thuộc các loại hình TCTD khác nhau, bao gồm cả NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1 công ty tài chính và QTDND Trung ương. Tuy nhiên, số thành viên thực sự tham gia giao dịch và số thành viên tham gia mỗi phiên giao dịch còn khiêm tốn.
Doanh số giao dịch trên thị trường cũng ngày càng tăng, số phiên giao dịch tăng từ 10 ngày/lần lên 1 tuần/lần rồi 2 lần/tuần và thanh toán ngay trong ngày.Hàng hoá giao dịch là các GTCG ngắn hạn phát hành bằng VND đã được đăng ký với NHNN như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, và một số GTCG ngắn hạn khác do Thống đốc NHNN quy định; trong đó, tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN (chủ yếu là tín phiếu Kho bạc Nhà nước) là các hàng hóa phổ biến.
Phương thức giao dịch được thực hiện là mua, bán hẳn hoặc giao dịch có kỳ hạn (bán và cam kết mua lại) và chỉ áp dụng một phương thức cho trong một phiên giao dịch.Theo đó, phần lớn các giao dịch là giao dịch mua/bán lại chứ không phải giao dịch muc lại (repo). Trong khi ở các nước có thị trường tài chính phát triển, giao dịch repo luôn giữ vai trò là công cụ phổ biến và linh hoạt nhất với khối lượng giao dịch chiếm tỷ trọng lớn. Giao dịch repo cũng được thừa nhận là một công cụ hữu ích trên TTTT các nước này vì nó giúp điều chỉnh trôi chảy vốn khả dụng giữa các thành viên. NHTW các nước đặc biệt quan tâm tới việc tách bạch thông tin về khối lượng, quy mô, kỳ hạn của các giao dịch repo để giám sát sự phát triển của thị trường vì các thông tin này giúp ngăn chặn việc thổi phồng mức vốn khả dụng của các TCTD cũng như việc thổi phồng giá hoặc đưa các chứng khoán thiếu tin cậy ra khỏi bảng cân đối tài sản.
Vai trò của OMO qua từng giai đoạn cũng khác nhau; cụ thể:
– Giai đoạn 2006 -2007,OMO phối hợp đồng bộ với các công cụ khác thực hiện vai trò là kênh hút tiền về để trung hòa lượng tiền NHNN đã đưa ra mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, góp phần kiểm soát lạm phát. NHNN đã linh hoạt điều chỉnh các chiều mua, bán trong giao dịch OMO để phù hợp với diễn biến vốn khả dụng của hệ thống TCTD.
– Giai đoạn 2008-2009,OMO phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác trong việc kiểm soát tiền tệ chặt chẽ nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát trong điều kiện tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức cao, khủng hoảng kinh tế – tài chính thế giới và kinh tế trong nước có dấu hiệu suy giảm.
– Giai đoạn năm 2010-2011, OMO là kênh hỗ trợ vốn thanh khoản VND cho các TCTD, góp phần ổn định TTTT, ổn định mặt bằng lãi suất do các TCTD gặp khó khăn về thanh khoản bằng VND sau một thời gian các TCTD tăng cường tăng trưởng tín dụng ở mức cao.
– Giai đoạn năm 2012-2018, OMO linh hoạt thực hiện chào mua/chào bán GTCG hàng ngày, đã trở thành công cụ có vai trò chủ yếu trong việc điều tiết vốn khả dụng của các TCTD nhằm ổn định TTTT, kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá.
Khối lượng giao dịch mua bán trên thị trường mở và lãi suất
Doanh số giao dịch trên thị trường mở 2000-2017
Để lại một bình luận