Các hoạt động may truyền thống thủ công tại Việt Nam đã có từ lâu đời tại Vạn Phúc (Hà Nội), Triều Khúc (Hà Nội), Mẹo (Thái Bình)… Cho đến nay sự phát triển của các DN may đã có những bước “thăng trầm” và có thể phân chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn 1958 – 1975: Các DN may Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 1958 ở miền Bắc và đến năm 1970 ở miền Nam, nhưng mãi tới năm 1975 khi đất nước thống nhất, các DN may mới ổn định và có vai trò to lớn đối với đất nước.
Giai đoạn 1975 – 1990: Thời kì từ năm 1975 đến năm 1985 nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp, xuất khẩu thực hiện trong khuôn khổ Hiệp định và Nghị định thư với khu vực Đông Âu – Liên Xô trước đây. Sản lượng may cho tới năm 1980 đạt 50 triệu sản phẩm các loại, 80% xuất sang Liên Xô còn lại là Đông Âu và khu vực II.
Giai đoạn 1990 – 2000: Nhờ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã tạo điều kiện cho các DN may bước sang một giai đoạn mới với sự hội nhập quốc tế rộng rãi đánh dấu bởi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và cộng đồng châu Âu ký kết ngày 15/12/1992. Năm 1993 kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD và đến cuối năm 1997 xuất khẩu đạt 1,35 tỷ USD.
Giai đoạn 2000 – 2010: Xuất khẩu may mặc tăng nhanh cả giá trị lẫn sản lượng. Hàng may mặc đã hiện diện ở hầu khắp các châu lục với trên 100 quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên đóng góp 11,48% tổng kim ngạch xuất khẩu. Số lượng và quy mô các DN ngày càng tăng, tạo ra nhiều việc làm cho NLĐ.
Giai đoạn từ 2010 – nay: Nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng trong TMQT với các FTA và các DN may được hưởng lợi nhiều nhất từ các FTA thế hệ mới: ASEAN (AEC), CPTPP, EU (EVFTA)… Hiện nay, trong may mặc có gần 6000 DN (xem bảng 1- phụ lục 10) chiếm 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp.
Để lại một bình luận