Quy trình xây dựng chỉ số của Hartmut Bossel (1999) gồm các bước sau [19]:
Quy trình xây dựng chỉ số bền vững cho địa phương/tỉnh bao gồm các bước [19]:
Rahdari A. H & Anvary Rostamy A. A (2015) đưa ra quy trình thiết kế bộ chỉ số sản xuất bền vững cấp doanh nghiệp thông qua 8 thuộc tính (tương đương 8 bước) giúp sàng lọc chỉ số sản xuất bền vững [19]. Quá trình thiết kế bộ chỉ số sản xuất bền vững cấp doanh nghiệp được mô tả theo Hình 2.1:
Theo Hình 2.1 có thể thấy rằng quá trình xây dựng bộ chỉ số bắt đầu với việc thu thập các nguồn dữ liệu với các chuẩn đo lường (benchmark). Sau đó, các chuẩn tốt nhất sẽ được lựa chọn từ mỗi nguồn khi so với mục tiêu phân tích. Các chỉ số được thu thập lại thành “tập các chỉ số”. Tiếp theo, các chỉ số được lựa chọn từ mỗi chuẩn sẽ được đánh giá qua mô hình lựa chọn chỉ số (giai đoạn toàn diện). Sau đó, các chỉ số thỏa mãn các điều kiện cụ thể (đã xác định trước) được lọc và phân loại các chỉ số thành các nhóm cấu trúc ESG (kinh tế, xã hội, quản lý). Trong thực tế, mặc dù các chỉ số đều có các tiêu chuẩn lựa chọn như: tính hữu ích, khả năng đo lường, và sự phù hợp nhưng kết quả bộ chỉ số cuối cùng và đơn vị đo lường của mỗi chỉ số có thể khác nhau đối với những người xây dựng khác nhau. Hình 2.1 mô tả quá trình xây dựng bộ chỉ số sản xuất bền vững tiếp cận 4 nguồn dữ liệu và lựa chọn chỉ số theo mô hình có 8 đặc tính lựa chọn. Những tiêu chuẩn lựa chọn chỉ số dựa trên cách lựa chọn của những người nghiên cứu, có thể được hiểu và thực hiện khác nhau đối với những người nghiên cứu khác nhau và như vậy kết quả sẽ khác nhau. Để tránh khắc phục vấn đề đó, Rahdari A. H & Anvary Rostamy A. A xác định rõ các đặc tính để lựa chọn chỉ số bền vững cấp doanh nghiệp và đưa ra 8 đặc tính dựa theo các nghiên cứu của Denis Bouyssou (1990) [93], Rowley Rowley Hazel V & cộng sự (2012) [20] bao gồm 5 đặc tính để lựa chọn chỉ số và 3 đặc tính bổ sung để tổng hợp vào mô hình với tính năng giống như bộ lọc để lựa chọn các chỉ số thích hợp.
Bước 1 của quá trình xây dựng các chỉ số sản xuất bền vững được thực hiện thông qua đặc tính toàn diện. Một bảng thống kê được lập bao gồm: hệ thống nguồn và số lượng các chỉ số đưa vào. Bước 2 là đặc tính thu gọn, các chỉ số thừa hoặc/và không liên quan sẽ được loại bỏ. Mỗi chỉ số đưa vào phải được: (1) xác định một cách phù hợp, (2) bên trong ranh giới nghiên cứu (cấp doanh nghiệp) và (3) phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu. Các chỉ số không đáp ứng được 3 điều kiện này sẽ bị loại ra. Tiếp theo bước 3 là đặc tính thích hợp, các chỉ số không thỏa mãn 3 yếu tố của đặc tính tính hợp là tính tổng quát, độ tin cậy và tính sẵn có dữ liệu sẽ bị loại ra. Tính tổng quát được xem là chỉ số không cụ thể cho một ngành công nghiệp nào. Độ tin cậy là chỉ số đáng tin cậy và chính xác. Tính sẵn có dữ liệu cũng đảm bảo rằng phần lớn các doanh nghiệp cung cấp thông tin về chỉ số cụ thể này. Bước 4 là thuộc tính quan trọng nhất trong quá trình lọc chỉ số đó là “các chỉ số được chọn vừa có khả năng đo lường định lượng vừa đo lường hoạt động sử dụng để đại diện cho một giá trị về chất lượng (định tính)”. Bước này đảm bảo rằng chỉ số phải có khả năng đo lường (cho dù là định lượng hay định tính). Bước thứ năm là đặc tính có cấu trúc nghĩa là các chỉ số nên duy trì cấu trúc thứ bậc. Bước 6 là tính tổng quát, nghĩa có thể tổng hợp các chỉ số đơn thành chỉ số kết hợp. Bước 7 là phi chức năng, loại bỏ các chỉ số liên quan đến chức năng để tránh tiêu chuẩn ảnh hưởng phụ thuộc. Bước cuối cùng, đặc tính phổ biến nói rằng các chỉ số được lựa chọn nên có tần suất cao nhất giữa các tiêu chuẩn đã được thu thập từ những nguồn khác nhau và phổ biến nhất trong các chỉ số. Các chỉ số qua quá trình lọc 8 bước trên được xem là các chỉ số đạt yêu cầu.
Để lại một bình luận