Để cho ra đời chính sách trong một lĩnh vực cụ thể, các bước cần phải tiến hành, bao gồm: i) Xác định phương hướng chính sách (Policy Agenda) ii) Hoạch định chính sách (Policy Formulation) iii) Áp dụng chính sách (Policy Adoption) iv) Thực thi chính sách (Policy Implement) và iv) Đánh giá, phân tích chính sách (Policy Evaluation).
Do chính sách có các loại và cấp độ khác nhau, có những chính sách mang tính định hướng, có những chính sách cụ thể, nên các cấp ban hành và hình thức chính sách có sự khác nhau. Hình thức biểu hiện chung nhất của chính sách là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, với một số hình thức biểu hiện cụ thể như sau:
a) Hiến pháp: là văn bản pháp luật cao nhất của một quốc gia, Hiến pháp đưa ra một số chính sách mang tính định hướng, như: chính sách dân tộc, đối ngoại, kinh tế, giáo dục, khoa học và công nghệ. Các chính sách cụ thể sẽ được ban hành ở các văn khác khác có liên quan. Hiến pháp thể hiện ý chí của toàn dân do Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của dân thông qua và ban hành.
b) Các Luật và Bộ Luật do Quốc hội thông qua là việc cụ thể hóa những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước dưới hình thức văn bản theo quy định của Hiến pháp nhằm đưa ra những chính sách mang tính định hướng để các ngành, các cấp nghiên cứu xây dựng các chính sách cụ thể áp dụng trong từng ngành và lĩnh vực, phù hợp với từng thời kỳ phát triển.
c) Nghị định của Chính phủ là văn bản pháp quy do cơ quan hành pháp ban hành đề ra các quy định cụ thể trong việc thực thi chính sách, thi hành chi tiết các văn bản Luật.
Để lại một bình luận