Quy mô sản xuất
+ Kết quả mô hình hồi quy cho thấy, hệ số ước lượng của biến LnGDPijt hay là tích số giữa GDP của Việt Nam với GDP của các nước thành viên EU mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê 0,01. Khi GDP của Việt Nam và GDP của các nước thành viên EU tăng lên 1% thì xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU cũng tăng lên 0,267%, với các yếu tố khác không đổi. GDP của Việt Nam tăng lên hay chính là quy mô nền kinh tế của Việt Nam tăng lên thì Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện đe đầu tư cho các nguồn lực sản xuất từ đó nâng cao chất lượng các sản phẩm chế biến và tăng năng lực cạnh trạnh với các quốc gia khác trên thế giới. Điều này cho thấy, GDP của Việt Nam là yếu tố quan trọng tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
Trong giai đoạn 2005 – 2016, GDP của Việt Nam đã tăng nhanh dần qua các năm, từ mức 57,6 tỷ USD năm 2005 lên 201,3 tỷ USD năm 2016 (Phụ lục 6). Điều đó đồng nghĩa với lượng hàng hóa tạo ra ngày càng nhiều, dẫn đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam càng lớn, trong đó có xuất khẩu nhóm hàng chế biến. Do vậy, GDP của Việt Nam có tác động thuận chiều với cung xuất khẩu Việt Nam về hàng chế biến.
+ Biến LnGDPCijt có hệ số ước lượng mang dấu dương với mức ý nghĩa thống kê 0,01, nghĩa là tích số giữa GDP bình quân đầu người của Việt Nam và GDP bình quân đầu người của EU có tác động tích cực đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU. Khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam và GDP bình quân đầu người của các nước thành viên EU tăng lên 1% sẽ làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường này tăng lên 0,315%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đây cũng là một biến rất quan trọng trong mô hình. Xét về GDP bình quân đầu người của Việt Nam, sự dồi dào về nguồn vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đến mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường hoạt động xuất khẩu, và giá trị xuất khẩu sang EU cũng tăng lên. Kết quả này hoàn toàn phù hợp về lý thuyết và các nghiên cứu thực tiễn trước đây.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ 699,6 USD/người năm 2005 lên 2171 USD/người năm 2016 (Phụ lục 7). Điều này the hiện sự dồi dào của tư bản.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU ít cạnh tranh, mang tính bổ sung cho nhau, trong khi đó hàng chế biến là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Do đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam có tác động cùng chiều với cung xuất khẩu Việt Nam về hàng chế biến.
– Sự sẵn sàng về công nghệ
Yếu tố công nghệ có quan hệ tương đối chặt chẽ với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Nhờ có công nghệ, các doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hoá cao hơn, quy mô sản xuất tăng lên và đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.
Hàng chế biến là nhóm hàng đòi hỏi đầu tư nhiều về công nghệ trong hoạt động sản xuất. Doanh nghiệp muốn nâng cao giá trị sản phẩm đ tăng năng lực cạnh tranh và xuất khẩu ra thị trường lớn EU thì phải dựa trên cơ sở cải tiến công nghệ truyền thống, du nhập công nghệ mới, hiện đại. Các chuyên gia quốc tế về lĩnh vực khoa học-kỹ thuật đánh giá rằng Việt Nam tiến chậm hơn Thái Lan 10-12 năm, với Singapore và Đài Loan thì lạc hậu đến 40-60 năm. Sự chậm trễ này một phần do có nguyên nhân về lịch sử. Tuy vậy, Việt Nam cần bước nhảy vọt để sánh kịp với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo đánh giá của một chuyên gia khác,Việt Nam có khoảng 95% doanh nghiệp là vừa và nhỏ, rất nhỏ nên việc tập trung đầu tư cho công nghệ còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động phi công nghệ, 45% doanh nghiệp có công nghệ ở mức trung bình thấp, 8% là có trình độ công nghệ trung bình và khoảng 2% doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao. Năm 2016, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành khảo sát tại 10 nhóm ngành (7 ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo), kết quả cho thấy các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ có tuổi đời trên 6 năm chiếm khoảng 60% . Phần lớn các công nghệ này từ các nước đang phát tri n. Công nghệ có nguồn gốc từ các nước phát triển chỉ chiếm khoảng 1/3 và chủ yếu là các công nghệ cũ.
Thông thường, sau khoảng 10 năm sẽ có một công nghệ mới ra đời thay thế công nghệ cũ. Hiện nay, các máy móc thiết bị của nước ta gần như có khoảng cách rất xa về công nghệ so với các nước trên thế giới nói chung và EU nói riêng, khoảng cách đó có thể đến hàng chục năm. Một con số đáng lo ngại hơn nữa từ số liệu của Tổng cục thống kê, theo kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011 -2015 tỷ lệ đổi mới công nghệ đưa ra là mỗi năm tăng trung bình 13% nhưng thực tế chỉ tăng 10,68%/năm. Điều này thể hiện một sự tụt hậu và sự lạc hậu về công nghệ của Việt Nam so với các quốc gia khác.
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), trong giai đoạn 2007-2016, mức độ sẵn sàng về công nghệ của Việt Nam còn thấp, nhất là năm 2014 chỉ đứng ở vị trí thứ 102 thế giới. Khả năng tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam đã tụt xuống nhanh chóng từ vị trí thứ 73 năm 2010 xuống vị trí thứ 79 năm 2012, vị trí 98 năm 2013. Năm 2015 và năm 2016, Việt Nam đã có cải thiện về vị trí xếp hạng nhưng không đáng k ể (tăng lên bậc thứ 99 và 92 thế giới). Chỉ số về mức độ sẵn sàng công nghệ của Việt Nam nhỏ hơn 4, trong khi đó hầu hết các nước thành viên EU chỉ số này lớn hơn 4 (Phụ lục 8). Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ sẵn sàng công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015 như: Tính khả dụng của các công nghệ mới nhất, hấp thụ công nghệ cấp độ công ty, FDI và chuyển giao công nghệ, tỷ lệ % cá nhân sử dụng Internet,… được trình bày tại phụ lục 9. Thực trạng này cho thấy, công nghệ của Việt Nam còn thua xa so với các nước EU.
Hiện nay, các ngành công nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có để phát tri ển kinh tế, sản xuất thô và gia công sản phẩm. Trong khi đó, lĩnh vực chế biến, chế tạo là lĩnh vực trụ cột của ngành công nghiệp thì ít được chú trọng. Điều này dẫn đến ngành công nghiệp của Việt Nam còn yếu, chưa có những bước tiến so với các nước, và cũng chưa tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn nữa, để phát tri ển ngành công nghiệp chế biến chế tạo thì chủ yếu phải dựa vào doanh nghiệp tư nhân. Nhận thấy rõ được yếu tố sống còn trong sản xuất của doanh nghiệp tư nhân là đổi mới công nghệ, tuy nhiên nguồn vốn đầu tư cho việc đổi mới công nghệ, mua sắm thiết bị tốt cho doanh nghiệp còn nhiều hạn hẹp. Do vậy, các doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu những máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu để phục vụ cho gia công sản phẩm.
Có thể thấy rằng, những số liệu minh chứng trên đây đã phần nào phản ánh được thực trạng về trình độ công nghệ và mức độ sẵn sàng về công nghệ của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Các doanh nghiệp cần phải có công nghệ tốt để tăng năng suất lao động và tạo ra được các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng chế biến cao, từ đó mới có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường lớn EU.
Để lại một bình luận