Phát triển là một khái niệm chung nhất về một sự chuyển biến của một nền kinh tế từ trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn.
Phát triển nông nghiệp là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do vậy, vấn đề cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp là: (1) Sự tăng thêm về khối lượng sản phẩm và dịch vụ; (2) Sự chuyển biến tiến bộ về cơ cấu KT-XH; (3) Sự tiến hóa theo thời gian do những nhân tố nội tại bản thân nền kinh tế nông nghiệp quyết định.
Phát triển nông nghiệp đƣợc xem xét trên các nội dung sau:
+ Phát triển sức sản xuất trong nông nghiệp. Đây thực chất là phát triển lực lượng sản xuất, trong đó yếu tố động nhất thuộc về sự tiến bộ của KHCN, nó gắn liền với việc phát triển không ngừng các tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, như: tăng cường xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất, máy móc, công cụ tiên tiến, phương pháp sản xuất tiên tiến, nâng cao dân trí… đặc biệt là áp dụng công nghệ sinh học, các kỹ thuật thâm canh để nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng, vật nuôi.
+ Phát triển phân công lao động trong nông nghiệp. Phân công lao động xã hội trong nông nghiệp diễn ra về mặt không gian (phân theo vùng lãnh thổ) và về mặt thời gian (theo từng giai đoạn phát triển). Phân công lao động xã hội dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất hay phát huy thế mạnh của từng vùng, từng tác nhân kinh tế trong SXNN. Quá trình chuyên môn hóa phát triển đã tạo nên tính độc lập tương đối của các bộ phận hợp thành trong SXNN, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, nhiều tiến bộ mới về tổ chức nền kinh tế nông nghiệp xuất hiện, mặc khác, các bộ phận hợp thành đó lại liên kết chặc chẽ với nhau tạo tiền đề cho nông nghiệp phát triển.
+ Phát triển quy mô sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế của SXNN. Phát triển quy mô sản xuất là đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội, g n liền với việc tăng trưởng, tạo công ăn việc làm nhằm sử dụng triệt để hơn mọi nguồn lực cho SXNN. Phát triển quy mô còn g n liền với tăng diện tích, tăng sản lượng, đa dạng các loại hình sản xuất. Năng suất lao động cao làm tăng thu nhập cho người lao động dẫn đến tăng tích lũy và trở ngược lại thành nguồn lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Để lại một bình luận