Một là, quản lý chi NSĐP cho GDCL phải tiếp tục quán triệt quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XI. [5]
Quán triệt quan điểm này đòi hỏi các cơ quan tham gia vào quá trình quản lý chi NSĐP cho GDCL (cơ quan tài chính, cơ quan KH&ĐT, cơ quan GD&ĐT địa phương) khi tham mưu bố trí kinh phí cho phát triển GDCL phải xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, nắm rõ mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và các mục tiêu đổi mới cụ thể đối với từng cấp học.
Hai là, quản lý chi NSĐP cho GDCL phải quán triệt quan điểm cải cách quản lý tài chính công quốc gia nói chung và của tỉnh nói riêng.
Quản lý chi NSĐP nói chung, quản lý chi NSĐP cho GDCL nói riêng là một nội dung của quản lý tài chính công, do đó, phải quán triệt đầy đủ quan điểm của cải cách tài chính công.
Quán triệt quan điểm này, đòi hỏi các cơ quan quản lý ngành giáo dục và các đơn vị SDNS ngành giáo dục ở địa phương phải nhận thức đầy đủ và vận dụng đúng đắn các quan điểm cải cách tài chính công hiện nay vào quá trình đổi mới quản lý chi NSĐP cho GDCL. Các nội dung cải cách tài chính công đã được phê duyệt trong Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch cải cách hành chính năm 2017 ban hành kèm theo Quyết định số 5068/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa cần quán triệt trong quản lý chi NSĐP cho GDCL là:
– Kiểm soát chặt chẽ NSNN chi thường xuyên và đầu tư công;
– Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị hành chính và sự nghiệp.
– Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, hoàn thiện thể chế và tăng cường biện pháp khuyến khích hợp tác công tư đối với việc cung cấp dịch vụ giáo dục.
– Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.
Ba là, quản lý chi NSĐP cho GDCL hướng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện các mục tiêuphát triển giáo dục địa phương.
Chi NSNN cho GDCL suy cho đến cùng là để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục. Vì vậy, đổi mới quản lý chi NSĐP cho GDCL cần hướng đến kết quả. Các mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương vừa là định hướng chi NSĐP hướng đến, vừa đặt ra yêu cầu quản lý chi NSĐP cho lĩnh vực giáo dục.
Quán triệt quan điểm này đòi hỏi quản lý chi NSĐP cho GDCL phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, phát triển giáo dục tỉnh Thanh Hóa và quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh Thanh Hóa.
Giai đoạn 2011-2017, quản lý chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa còn tồn tại nhiều hạn chế, quản lý chủ yếu theo yếu tố đầu vào; vấn đề tổ chức, bố trí lao động ở các đơn vị ngành giáo dục còn nhiều bất cập, tình trạng thừa thiếu cục bộ vẫn diễn ra ở các đơn vị trong toàn ngành. Chính vì vậy, việc đổi mới quản lý chi NSĐP cho GDCL cần phải xây dựng lộ trình cụ thể, tránh nóng vội trong chuyển đổi phương thức quản lý để đạt được hiệu quả triển khai cao nhất. Mỗi giải pháp đề ra cần được phân tích để xác định các điều kiện chi phối đến việc triển khai giải pháp để xây dựng mức độ triển khai phù hợp.
Để lại một bình luận