Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020 theo quyết định 36/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Với các quyết định này thì phương hướng hoạt động của các DN may Việt Nam được chỉ ra một cách cụ thể đó là: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường nội địa. Tiếp tục xuất khẩu tại các thị trường: Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường mới như Hàn Quốc, khối BRIC, khối ASEAN…;
Đồng thời, nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các DN; Đặc biệt các định hướng trọng tâm về ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp, phát triển về lượng và chất nguồn lực lao động trong chiến lược phát triển của ngành cũng như thực hiện TNXH đối với NLĐ nhằm phát triển bền vững trong TMQT như:
Về ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp: xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ của các DN trong ngành dệt may theo hướng sản xuất “thân thiện với môi trường”, sản xuất sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm, hơi, điện, nước. Thực hiện tốt định hướng này tại các DN may thì vấn đề ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp không còn là vấn đề đáng quan ngại trong tương lại không xa.
Các DN may mặc dù phát triển với tốc độ nhanh và mạnh về quy mô và thị trường nhưng bài toán mỏng về lượng, yếu về chất của nguồn lực lao động vẫn chưa thể giải quyết trong một sớm một chiều. Vì thế, định hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng cần có phương án triển khai một cách khả thi đó là đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ ngay từ khi ký kết HĐLĐ, đảm bảo về giờ làm việc, ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp, tuân thủ các quy định về tiền lương và phúc lợi, coi trọng tự do hiệp hội và thương lượng tập thể để tạo quan hệ lao động êm ấm.
Tóm lại, để phát triển nguồn nhân lực cho các DN may thì vấn đề TNXH đối với NLĐ sẽ là vấn đề cốt yếu trong định hướng phát triển tại các DN may Việt Nam trong làn sóng hội nhập biển lớn – hội nhập kinh tế quốc tế. ATVSLĐ, sức khỏe nghề nghiệp hay phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng nhằm phát triển bền vững sẽ được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả khi các DN may coi trọng nội dung TNXH đảm bảo quyền và lợi ích, đầu tư các nguồn lực cho quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ một cách bài bản, có như vậy kết quả về số lượng và chất lượng lao động mới thực sự khởi sắc.
Để lại một bình luận