Hiến Pháp năm 2013 quy định cụ thể: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội” [56]. Chính phủ tổ chức và triển khai thực hiện các quyết định, Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định, quyết định, chỉ thị có nghĩa chính phủ thực hiện quyền hành pháp.
Như vậy, Chính phủ giữ vai trò quyết định trong nhiệm vụ xây dựng, ban hành hệ thống thể chế; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện hệ thống thể chế đó. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, Chính phủ trung ương có thể sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau như: phê duyệt chiến lược, quy hoạch, các chương trình phát triển… cũng như thông qua việc ban hành các chính sách trên nhiều lĩnh vực của kinh tế xã hội: Đất đai, tài chính – tiền tệ, giá cả, thuế, đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu, kinh tế đối ngoại, KHCN, việc làm để triển khai hoạt động của Chính phủ.
Giai đoạn từ 2005-2017 là thời kỳ Chính phủ quan tâm và Ban hành khá nhiều chính sách cho phát triển kinh tế thông qua hệ thống văn bản pháp luật: Luật, Nghị định, chương trình phát triển) Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế, Hải quan, Luật hỗ trợ DNNVV và các văn bản dưới luật: các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư của các Bộ, ngành trung ương có tác động trực tiếp đến việc phát triển doanh nghiệp cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ví dụ: luật Đất đai 2017 (Số 83/2015/QH13-25/6/2015), Điều 45. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định: “Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh” [51] và đặc biệt trong số 212 điều của luật đã có tới 40 điều quy định “Chính phủ có quy định cụ thể, chi tiết việc thi hành” tức là chính phủ phải ban hành các chính sách cụ thể thông qua các Nghị định của chính phủ.
Nhờ việc ban hành kịp thời các chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, được cải thiện rõ rệt và giảm được gần 30 bậc trong xếp hạng quốc tế giai đoạn 2013-2017 (từ xếp thứ trên 90 năm 2013 xuống vị trí 68 năm 2017); số lượng DN trên địa bàn cả nước phát triển khá mạnh, đến hết 2017 cả nước đã có trên 700.000 DN. Nhiều doanh nghiệp có quy mô kinh doanh tăng khá, khả năng cạnh tranh quốc tế, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh và kim ngạch xuất khẩu của cả nước 2017 đã đạt trên 400 tỷ USD.
Tuy nhiên, các chính sách kinh tế của Nhà nước (Luật, Nghị định, thông tư, nghị quyết…) vẫn còn những bất cập: chậm, thiếu kịp thời (nhất là các Nghị định, Thông tư chậm nhiều so với thời điểm Luật có hiệu lực), các văn bản vừa thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chồng chéo, khó thực hiện, thiếu tính kịp thời, nhiều chính sách chậm được triển khai ở các cấp; nhiều cơ chế, chính sách vẫn mang tính phân tán, phân chia theo bộ, ngành và còn mang nặng tính xin cho; nguồn lực đáp ứng các yêu cầu của chính sách vừa thiếu, vừa chậm đã gây không ít khó khăn cho DN khi tiếp cận chính sách và chưa thực sự giúp DN nâng cao NLCT.
Nhận thức rõ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng vừa được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Trung ương vừa được hưởng lợi từ các chính sách đặc thù riêng do chính quyền thành phố ban hành.
Theo quy định của Hiến Pháp (Điều 112- Hiến Pháp năm 2013) những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chính quyền địa phương. Cụ thể:
Như vậy, chính quyền địa phương (cấp tỉnh) được ban hành một số chính sách để:
Để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong giai đoạn 2005-2017, thành phố đã ban hành khá nhiều cơ chế, chính sách để triển khai các chính sách của Nhà nước Trung ương với doanh nghiệp đồng thời cũng ban hành khá nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Hải Phòng hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo báo cáo của UBND thành phố Hải Phòng, chỉ riêng năm 2016, thành phố ban hành 81 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có nhiều văn bản về hỗ trợ DN và DN khởi nghiệp.
Các chính sách đã cụ thể hóa các quy định liên quan của Chính phủ, góp phần tạo lập hành lang pháp lý quan trọng đối với sự phát triển của DN trên địa bàn và hỗ trợ các DN phát triển. Tuy nhiên, trong khuôn khổ Luận án, tác giả chỉ đề cập đến các chính sách cụ thể hỗ trợ DN nâng cao NLCT trên các lĩnh vực chính sau:
Theo tài liệu tổng hợp, nghiên cứu của Phòng Quản lý doanh nghiệp (Báo cáo số 29/BC-Sở KHĐT, ngày 20/2/2017-Báo cáo Đoàn Đại biểu Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, giai đoạn 2010-2016) và khảo sát của tác giả với các doanh nghiệp và các sở, ngành về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng từ năm 2000- 2017, theo 5 nhóm chính sách nêu trên được phân bố tỷ lệ như sau:
Biểu thống kê cho thấy số lượng văn bản chính sách mang tính tổng hợp được ban hành chỉ chiếm tỷ trọng 30% /trên tổng số văn bản ban hành, nhưng có vai trò quan trọng trong các chính sách hỗ trợ của thành phố. Những chính sách chung mang tính chất định hướng, khung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp như: Các quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch không gian xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch nguồn nhân lực, quy hoạch ngành cũng như chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp FDI (Quyết định 369/QĐ- UBND/2003), ưu đãi với các doanh nghiệp đầu tư trong nước (Quyết định 1769/QĐ-UBND/2004), Ưu đãi với các doanh nghiệp đầu tư vào khu, cụm công nghiệp. Số văn bản chính sách cụ thể tập trung cao vào hỗ trợ đất đai, mặt bằng cho các doanh nghiệp khi thành lập mới và mở rộng các dự án đầu tư phát triển (>45%), Chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ (23%), hỗ trợ tiếp cận thị trường (8,5%).
Để lại một bình luận