Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn được phân loại thành: (i) Nguồn vốn thường xuyên và (ii) Nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thường xuyên (nguồn vốn dài hạn): Là các nguồn vốn có tính chất ổn định, dài hạn mà DN sử dụng để đầu tư mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thường xuyên bao gồm: vốn chủ sở hữu và nợ vay dài hạn.
Nguồn vốn tạm thời (nguồn vốn ngắn hạn): Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà DN có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn tạm thời gồm nợ vay ngắn hạn.
Mục đích phân loại cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn:
Thứ nhất, đánh giá được tính phù hợp giữa thời gian đáo hạn của từng nguồn vốn và thời gian mang lại lợi ích kinh tế của tài sản tương đồng. Thông qua đó cho phép nhà quản trị tài chính đánh giá được mức độ rủi ro tài chính bằng chỉ số NWC- nguồn vốn lưu động thường xuyên và lựa chọn mô hình tài trợ nguồn vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, việc phân loại này giúp nhà quản trị DN thiết lập kế hoạch tài chính và nguồn tài chính để đáp ứng nghĩa vụ nợ vay (bao gồm nợ gốc và lãi vay) hợp lý, hiệu quả.
Để lại một bình luận