Để đo lường cơ cấu nguồn vốn của DN, tác giả sử dụng các chỉ tiêu đo lường căn cứ theo sự phân loại cơ cấu nguồn vốn như sau:
* Căn cứ theo quan hệ sở hữu: Tác giả sử dụng các chỉ tiêu đo lường cơ cấu nguồn vốn như sau: (i) Hệ số nợ vay; (ii) Hệ số vốn chủ sở hữu; (iii) Tỷ trọng nợ vay ngắn hạn; (iv) Tỷ trọng nợ vay dài hạn; (v) Tỷ trọng vốn góp của chủ sở hữu và (vi) Tỷ trọng lợi nhuận giữ lại tái đầu tư. Trong đó, các chỉ tiêu đo lường cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sở hữu được tính như sau:
Hệ số nợ vay là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá cơ cấu nguồn vốn DN. Hệ số nợ vay càng cao phản ánh mức độ phụ thuộc của DN vào chủ nợ càng lớn cũng như nguy cơ cao về rủi ro tài chính và khả năng thanh toán. Các DN có hệ số nợ vay cao còn gặp khó khăn trong việc huy động thêm nguồn vốn vay để đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hệ số vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ độc lập tài chính và mức độ tự chủ tài chính của DN trong quá trình sản xuất kinh doanh. DN có hệ số vốn chủ sở hữu cao phản ánh tính độc lập và tự chủ cao trong các quyết định sản xuất kinh doanh.
Tỷ trọng nợ vay ngắn hạn và tỷ trọng nợ vay dài hạn là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ vay của DN. Nợ vay của DN bao gồm nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn. Do nợ vay dài hạn có tính chất ổn định hơn nợ vay ngắn hạn nên khi hoạch định chính sách tài trợ, nợ vay dài hạn thường được quan tâm hơn so với nợ vay ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ vay dài hạn ở mức độ cao cũng đồng nghĩa với việc DN hiện đang có một mức độ rủi ro tài chính ở mức cao và DN có nguy cơ gặp khó khăn khi phải đáp ứng nghĩa vụ nợ của mình.
Tỷ trọng vốn góp của chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn góp của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu của DN. Vốn góp của chủ sở hữu chủ yếu được hình thành thông qua phương thức phát hành cổ phần để huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Vốn góp của chủ sở hữu là phần nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu của DN.
Tỷ trọng lợi nhuận giữ lại tái đầu tư là chỉ tiêu phản ánh quy mô lợi nhuận giữ lại tái đầu tư trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu của DN. Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư càng cao sẽ cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của DN đang trên đà tăng trưởng, việc sử dụng lợi nhuận giữ lại sẽ giúp DN gia tăng tính độc lập trong quyết định sản xuất kinh doanh từ việc sử dụng nguồn vốn. Ngoài ra, việc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cũng giúp các DN giảm thiểu chi phí sử dụng vốn trong trường hợp DN đang gặp khó khăn trong việc huy động nguồn tài trợ.
* Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn: Tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau để đo lường cơ cấu nguồn vốn, bao gồm: (i) Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên; (ii) Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời. Các chỉ tiêu được tính toán như sau:
Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên và tỷ trọng nguồn vốn tạm thời phản ánh cơ cấu nguồn vốn theo thời gian. Đây là hai chỉ tiêu đo lường sự phù hợp giữa thời gian đáo hạn của các nguồn tài trợ và thời gian mang lại lợi ích kinh tế của các tài sản tương đồng.
* Căn cứ theo phạm vi huy động vốn: Tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau để đo lường cơ cấu nguồn vốn, bao gồm: (i) Tỷ trọng nguồn vốn bên ngoài; (ii) Tỷ trọng nguồn vốn bên trong. Các chỉ tiêu được tính toán như sau:
Tỷ trọng nguồn vốn bên trong và tỷ trọng nguồn vốn bên ngoài phản ánh cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn. Tỷ trọng nguồn vốn bên trong phản ánh mức độ sử dụng nguồn tài trợ bên trong trong tổng nguồn vốn của DN. Nguồn vốn bên trong của DN được lấy từ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Đây cũng là chỉ tiêu cho thấy mức độ độc lập tài chính của DN trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng nguồn vốn bên ngoài phản ánh mức độ sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài trong tổng nguồn vốn của DN. Nguồn vốn bên ngoài được sử dụng khi DN mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh do đây là một nguồn vốn khá lớn về mặt quy mô. Nguồn vốn bên ngoài được DN sử dụng để tài trợ cho các dự án đầu từ quy mô lớn, đổi mới quy trình công nghệ của DN, phát triển sản phẩm, tính cạnh tranh…
Để lại một bình luận