Theo quy định của pháp luật Việt Nam những nội dung chủ yếu của hợp đồng ngoại thương quy định tại điều 50,khoản 3 điều 81 luật thương mại bao gồm rất nhiều những điều khoản khác nhau tổng đó có những điều khoản khác nhau mà nếu thiếu một trong sốđó thì hợp đồng sẽ không có gía trị pháp lý ,những nội dung chủ yếu đó là :
1. Tên hàng
Tên hàng làđối tượng của hợp đồng phải chính xác ,rõ ràng không nhầm lẫn tránh những bất đồng về mặt ngôn ngữ ,tập quán của các bên có nhiều cách để ghi hàng hoá.Có thể ghi tên thương mại của hàng kèm ten thông thường và tên khoa học ,ghi tên hàng kèm địa danh sản xuất ra hàng hoá ,ghi tên hàng kèm theo nhãn hiệu ,ghi tên hàng kèm theo quy tắc công dụng của hàng hoá ,công dụng chủ yếu cả hàng hoá.
2. Số lượng hàng hoá .
Điều khoản này nói lên lượng của hàng hoá giao dịch .Các doanh nghiệp cần chúý chính xác vàđơn vị tính số lượng được ghi trong hợp đồng (được ghi theo quy định vàđơn vị quốc tế ) có nhiều điểm khác với đơn vị tính toán trong nước .Chính vì vậy sự chính xác trong xác dịnh và ghi đơn vị là quan trọng.
3. Chất lượng hàng hoá .
Trước khi thoả thuận ký kết các doanh nghiệp cần lưu ý xem những gì ghi ởđiểm này đãđúng với thoả thuận đàm phán hay không và phương pháp xác định phẩm chất có hợp lý hay không .Thông thường xác định hàng hoá theo các phương pháp sau:
– Dựa vào hàng mẫu .
– Dựa vào tiêu chuẩn chất lượng của hàng hoá .
– Dựa vào nhãn hiệu của hàng hoá .
– Dựa vào hàm lượng của các chất cơ trong hàng hoá mua bán .
– Dựa vào tài liệu kỹ thuật của hàng hoá .
– Dựa vào xem hàng trước khi mua .
– Dựa vào hiện trạng của hàng hoá .
– Dựa vào các chỉ tiêu quen thuộc .
– Dựa vào mô tả hàng hoá .
4.Giá cả hàng hoá bao gồm các điểm lưu ý sau.
Xác định đơn vị tính giá:
Cơ sở tính giá (Căn cứ vào điều kiện giao hàng ,quyđịnh phù hợp với thuật ngữ CIP, FOP, CFA)
Đồng tiền định giá .Thường được áp dụng các loại giá sau: giá di động, giá cốđịnh, giá trượt. Quy định mức giá .Dựa vào hai loại sau:
Giáđược công bố .Được coi là giá quốc tế gồm gía hướng dẫn, giáđấu thầu, giá xuất nhập khẩu trung bình. Giá tính toán dựa trên hợp đồng đãký .
Quy định giảm giááp dụng giảm giá trong những trường hợp trả sớm,mua số lượng lớn hoặc bên nhập là khách hàng thường xuyên ,hoặc do tính thời vụ ,do hoàn lại khách hàng .
5. Điều khoản về phương thức thanh toán .
Thanh toán là vấn đề rất quan trọng ,nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi cũng như mục đích của các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng .Điều này có các quy định như sau :
– Đồng tiền thanh toán được thoả thuận có thể khác với đồng tiền định giá .
Thời hạn thanh toán :Có thể trả ngay ,trả trước trả sau hay là sự kết hợp giữa các hình thức trong một quan hệ hợp đồng .
– Phương thức thanh toán .Gồm cácphương thức chủ yếu sau :
+ Thanh toán bằng tiền mặt
+ Thông qua tín dụng ,chuyển khoản .
+ Qua trao đổi bằng hàng hoá .
6. Điều khoản giao hàng
Thời hạn giao hàng là lúc di chuyển những rủi ro tổn thất hàng hoá từ người bán sang người mua, có các loại sau:
– Thời hạn giao hàng không định kỳ.
– Thời hạn giao hàng ngay.
Địa điểm giao hàng: Khi xuất nhập khẩu cần quy định địa điểm giao hàng theo các cách sau:
– Quy định cụ thểga ,cảng giao hàng . Quy định cảng ga giao hàng là một số cảng được chọn .Trước khi giao hàng người bán được chọn ở cảng nào thì phải thông báo cho người mua biết. Quy định ga ,cảng chủ yếu ở một nơi nào đó .Phương pháp giao hàng :Quy định về giao nhận sơ bộ hay giao nhận cuối cùng ,giao nhận số lượng hay giao nhận chất lượng quy định giao hàng một lần hay nhiều lần ,hàng cóđược phép chuyển tải trong quá trình chuyên chở hàng không
– Quy định về thông báo giao hàng. Một số quy định khác đối với việc giao hàng như hàng có khối lượng lớn ,trường hợp hàng cần thay đổi phương tiện vận chuyển ,hàng hoáđến trước giấy tờ .
7. Các điều khoản khác
7.1 Bao bì ký hiệu mẫu mã: Điều khoản này khi xác định cần lưu ýđến đặc tính của loại hàng hoá giúp cho việc giao nhận hàng được dễdàng . Xác định bao bì phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm nguyên liệu đóng bao bì có lợi cho chủ hàng khi tính thuế quan .Tóm lại bao bì phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ,phù hợp với phương tiện nhập khẩu .
7.2 Giám định hàng hoá: (Sốlượng ,khối lượng ,quy cách, phẩm chất, tổn thất).
– Phải chọn một tổ chức giám định trung lập và có uy tín .
– Thời gian vàđịa điểm giám định (Nơi giao hàng hay nơi nhận hàng).
– Gía trị pháp lý của biên bản giám định (Có giá trị cuối cùng hay không).
7.3. Các trường hợp miễn trách .
– Trường hợp bất khảkháng .
– Lỗi của bên kia hoặc bên thứba .
– Các trường hợp miễn trách do hai bên thoảthuận .
7.4. Chế tài .
– Phạt vi phạm hợp đồng (Giao hàng chậm ,thanh toán chậm ,thông báo tin tàu ,tin hàng chậm ….)
– Bồi thường thiệt hại (Giao hàng không đúng quy cách ,phẩm chất thiếu khối lượng ,số lượng ,không giao hàng không nhận hàng …)
7.5. Giải quyết tranh chấp .
Khiếu nại :Đối tượng ,trình tự ,thủ tục thời gian khiếu nại …
Giải quyết bằng trọng tài (Chọn tổ chức trọng tài thích hợp chọn luật áp dụng …)
7.6 Bảo hành ,bảo dưỡng ,giám sát kiểm tra việc giao hàng ,cử chuyên gia lắp ráp ,vận hành ,hướng dẫn sử dụng …
7.7 Điều kiện có hiệu lực và thời hạn hiệu lực của hợp đồng
7.8 Ngoài các điều kiện chung nêu trên. Đối với hợp đồng mua bán thiết bị toàn bộ ,sở hữu công nghiệp dây chuyền sản xuất ,hợp đồng dịch vụ cần có thêm :
– Luật chứng kinh tế kỹthuật .
Các bản chào giá có kèm theo catalogue
Để lại một bình luận