a) Những thành công
– Thành công của TTCK Việt nam trong 17 năm hình thành và phát triển đó là đã tạo lập được môi trường đầu tư chứng khoán, hình thành các khuôn khổ pháp lý, các cơ chế điều tiết và vận hành thị trường.
– Tạo kênh huy động vốn quan trọng cho phát triển và tăng trưởng kinh tế đối với cả doanh nghiệp (thông qua việc cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp) và chính phủ (thông qua việc đấu giá trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc nhà nước và phát hành trái phiếu ra TTCK nước ngoài)
b) Những tồn tại và hạn chế
– Sự khởi đầu hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam là chưa như ý muốn của các nhà hoạch định, tổng giá trị vốn hóa của thị trường qua các năm tuy đã đạt kết quả nhất định, nhưng vẫn có sự tăng giảm không đều và dao động lớn. Tuy sự dao động là đặc trưng của thị trường chứng khoán song, tổng giá trị vốn hóa chưa đồng bộ với các yếu tố kinh tế vĩ mô khác.
– Chỉ số VN Index chưa làm tốt vai trò là tiêu chuẩn đánh giá tình hình đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết do nhiều hoạt động đầu cơ, đẩy giá hoặc thao túng đầu tư làm cho VN Index chưa phản ánh đúng tình hình cung cầu trên thị trường. Tại Biểu đồ liên tục giảm từ 2007-2012, giai đoạn 2013-2107 có sự dao động không ổn định.
– Tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt nam tính đến 2017 đạt mức 3.360.000 tỷ đồng tương đương với khoảng 148 tỷ USD [Phụ lục 2] nhưng vẫn là thị trường có quy mô nhỏ so với các nước khu vực và thế giới. Trong khi đó tỷ lệ vốn hóa của TTCK Việt nam đã đạt 74,6% GDP là mức khá cao so với tỷ lệ vốn hóa so với GDP bình quân trên thế giới, do vậy việc muốn tăng giá trị vốn hóa trên thị trường để huy động vốn cho nền kinh tế chỉ có nguồn lực duy nhất là tăng trưởng GDP.
– Vai trò huy động vốn và tác động tích cực đến nền kinh tế chưa được thể hiện rõ ràng, cho thấy huy động vốn cho nền kinh tế trong giai đoạn này phần lớn vẫn dựa vào kênh ngân hàng, thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ, thị trường chứng khoán đóng vai trò khiêm tốn đối với nền kinh tế và chưa trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Chúng ta có thể xem xét tương quan giữa chỉ số thị trường với giá trị vốn hóa thị trường của TTCK Việt nam 2007-2017 để thấy rõ vai trò của giá trị và tỷ lệ vốn hóa đối với chỉ số thị trường.
Biểu đồ 2.13 cho thấy mối tương quan giữa giá trị vốn hóa và chỉ số VN Index là rất mờ nhạt với , như vậy tại TTCK Việt nam giai đoạn 2007-2017, giá trị vốn hóa hầu như không có ảnh hưởng nhiều tới việc tăng giảm chỉ số thị trường VN Index.
Trên thực tế, ngân hàng thương mại vẫn là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế kể cả vốn ngắn hạn và dài hạn và thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thể hiện rõ vai trò là kênh dẫn vốn dài hạn quan trọng nhất của nền kinh tế, đây là điểm hạn chế cần được nghiên cứu và điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của thị trường trong thời gian tới.
Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước
c) Nguyên nhân
– Chính sách, quy định vận hành và điều tiết thị trường chứng khoán sau giai đoạn được ban hành, áp dụng đang được kiểm nghiệm qua thực tế để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện;
– Hệ thống môi trường pháp lý vẫn còn thiếu nhiều cơ chế vận hành thị trường chứng khoán như hạ tầng kỹ thuật, khung pháp lý, các quy định bảo vệ nhà đầu tư…
– Chưa có chính sách hiệu quả thu hút luồng vốn nhàn rỗi trong dân cư, khuyến khích nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và lượng kiều hối hàng năm vào đầu tư chứng khoán; hình thức đầu tư chứng khoán vẫn còn hạn chế do chưa có sự đa dạng về hàng hóa trên thị trường, chủ yếu là cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ.
Biểu đồ 2.14 cho thấy, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK Việt nam trong giai đoạn 2008-2017 chỉ tăng ròng 31.181 tỷ đồng tương đương với khoảng 1,48 tỷ USD, đây là số lượng vốn rất nhỏ so với tiềm năng hàng hóa trên thị trường. Điều này xuất phát từ chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chưa hấp dẫn nhà đầu tư và room đối với nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường vẫn còn rất hạn chế.
Biểu đồ 2.14- Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài 2007-2017
Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước
– Hậu quả của khủng hoảng tài chính Châu Á năm 2008 vẫn còn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian này dẫn đến việc các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế và chưa tập trung về nguồn lực đầu tư đối với các quỹ đầu tư và nhà đầu tư có tổ chức nước ngoài.
Để lại một bình luận