Cơ sở hạ tầng: Hạ tầng giao thông, viễn thông và năng lượng là một điều kiện quan trọng khác để Hải Phòng có thể phát triển nhanh, với giá trị gia tăng cao. Cách tiếp cận chính sách hiện nay đã giúp nâng cấp đáng kể cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố. Nhưng chi phí đầu tư hạ tầng cao, tác động của đầu tư hạ tầng đối với việc nâng cao NLCT còn hạn chế và nhu cầu của nền kinh tế đang tăng nhanh hơn cả tốc độ xây dựng hạ tầng. Cách tiếp cận chính sách mới về đầu tư hạ tầng cần đánh giá một cách có hệ thống các dự án đầu tư hạ tầng và ưu tiên, tập trung đầu tư vào các dự án đóng góp lớn nhất vào việc cải thiện NLCT quốc gia
Cách tiếp cận chính sách mới về đầu tư hạ tầng cần đánh giá một cách có hệ thống và lựa chọn dự án trên cơ sở xem xét mức độ đóng góp của các dự án đó đối với việc cải thiện NLCT, chứ không phải để kích cầu hay bù đắp cho các địa phương. Cần tập trung việc kiểm soát ngân sách đầu tư và thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư hạ tầng quốc gia về đầu mối ở cấp trung ương. Mô hình hợp tác công – tư (PPP) có thể được sử dụng làm công cụ để tăng cường hiệu quả đầu tư, chứ không chỉ để huy động vốn đầu tư tư nhân.
Hạ tầng cơ sở không chỉ bao gồm “phần cứng’ như đường xá, cầu, cảng, sân bay, v.v. mà còn bao gồm “phần mềm” ngày càng đóng vai trò quan trọng như mạng lưới và dịch vụ logistics nhằm đảm bảo sự kết nối thông suốt và hiệu quả giữa các công trình hạ tầng “phần cứng”. Là một thành phố cảng, Hải Phòng cần đặc biệt chú trọng việc cải thiện hiệu quả các dịch vụ hậu cần logistics và thủ tục hải quan. Trên trên thực tế về lĩnh vực này hiện Hải Phòng đang tụt lại sau so với các thành phố khác như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…Từ những hạn chế và cách tiếp cận mới ở trên, thành phố cần tập trung, ưu tiên một số yếu tố sau:
Để lại một bình luận