Theo kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm và 5 năm (Điều tra của Cục Thống kê- kết quả điều tra DN Hải Phòng giai đoạn 2011-2015) [42], các doanh nghiệp Hải Phòng cho rằng việc vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất, kinh doanh là rất cần thiết và quan trọng với các doanh nghiệp, tuy nhiên trong thực tế đang gặp khó khăn với các lý do:
Kết quả trên cho thấy các nguyên nhân doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng và đây là vấn đề Chính phủ Trung ương và chính quyền thành phố cần đưa ra các chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn, tín dụng, thuế.
Mục tiêu của chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn, tín dụng, thuế nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi trong việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng cho đầu tư, kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, công nghệ một cách thuận tiện, chi phí thấp với những chính sách hỗ trợ thông qua các Nghị định, thông tư, các quyết định và chương trình của Chính phủ và các Nghị quyết của HĐND, đề án, các chương trình và quyết định của UBND thành phố. Trong giai đoạn 2005-2017, Chính phủ đã ban hành khá nhiều chính sách để thực hiện Luật Thuế, Hải quan, Luật Ngân hàng cũng như các quyết định để giảm lãi xuất cho vay của Ngân hàng, giãn, hoãn thuế góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp tái cấu trúc lại vốn, mở rộng các khoản vay phục vụ đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp. Theo quy định của hệ thống văn bản pháp luật, chính quyền địa phương được quyết định các chính sách liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, lãi xuất, thuế như sau:
+ Thành lập, xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi xuất, bố trí đủ vốn cho các Quỹ Đầu tư, quỹ đất, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, quy phát triển khoa học, công nghệ.
+ Ban hành một số chính sách thực hiện nhằm tập trung thu các khoản thu ngân sách, thu nợ tiền sử dụng đất, tăng thu để mở rộng đầu tư, thành lập các quỹ hỗ trợ, những chính sách có sử dụng tiền.
+ Xây dựng chính sách giãn, giảm miễn tiền thuê đất với các dự án ưu đãi đầu tư.
Để lại một bình luận