Theo Hiến Pháp và luật Đất đai, các địa phương được xác định là chủ thể quản lý và thực hiện việc cấp đất và cho thuê đất cho doanh nghiệp. Thực tế khảo sát cho thấy có trên 50% các doanh nghiệp được hỏi về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoặc có kiến nghị liên quan đến chính sách đất đai cho sản xuất kinh doanh và cũng có thể khẳng định các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được các địa phương ban hành có tới hơn 60% là liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng. Có thể khẳng định rằng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh là một vấn đề quan trọng mà chính phủ Trung ương cũng như chính quyền địa phương phải có các chính sách hỗ trợ phù hợp.
Mục tiêu của các chính sách kinh tế của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp khi có nhu cầu đất đai, mặt bằng với chi phí thời gian, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, tiền thuê đất thấp nhất mà không gây lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nước và đảm bảo các yêu cầu công khai, minh bạch.
Để thực hiện luật Đất đai 2013, 2017, chính phủ đã ban hành các nghị định hướng đẫn thực hiện Luật, các bộ TNMT, Tài chính cũng đã có các thông tư cụ thể hướng dẫn thực hiện các Nghị định của chính phủ. Chính phủ cũng đã kịp thời phê duyệt quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho các địa phương. Nhờ đó các địa phương cũng đã chủ động hơn trong việc cấp đất, mặt bằng sản xuất kinh doanh nhanh, thuận lợi, kịp thời hơn cho doanh nghiệp. Cụ thể:
Tại Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, trình HĐND thành phố và báo cáo chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 và được Chính phủ phê duyệt theo Nghị quyết số 44/2013/NQ-CP ngày 29/3/2013; phân khai chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) cho các quận, huyện để tổ chức lập và trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 cũng như xây dựng và phê duyệt Bảng giá đất cho 5 năm 2016-2020.
Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn, thành phố Hải Phòng đã xây dựng quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đến năm 2020, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng trong khu, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh.
Thành phố đã công bố các thông tin liên quan đến việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt thông tin cần thiết. Hầu hết các chính sách nhằm hỗ trợ về mặt bằng sản xuất (ưu đãi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất…) là những chính sách chung áp dụng cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo quy định của Nhà nước. Thông qua Nghị quyết của HĐND, các chương trình, đề án và các quyết định của UBND thành phố các chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh của thành phố cụ thể như sau:
+ Chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, giá đất.
Với các cụm CN:
Với các dự án FDI: Việc đền bù, giải phóng mặt bằng do ngân sách thành phố chi trả (Nếu doanh nghiệp ứng trước sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất sau này)
Với dự án phát triển đô thị:
Với các dự án du lịch:
+ Hỗ trợ về tiếp cận và đơn giản hóa thủ tục về đất đai: Công khai hóa quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nhờ việc ban hành và thực hiện các chính sách tiếp cận đất đai mà chỉ số tiếp cận đất đai trong cơ cấu đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Hải Phòng trong 5 năm gần đây đều tăng lên, riêng năm 2016 tăng (+0,12) đạt 4,99/10, năm 2017 tăng (+1,07) đạt 6,03/10 trong khi năm 2010 đạt, 4,5/10. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu QLKT Trung ương thì cứ “một điểm cải thiện về chỉ số tiếp cận đất đai hoặc cạnh tranh bình đẳng có thể giúp tăng thêm 15% số doanh nghiệp đăng ký mới trong 10 năm tới” (Đề án CCHC HP-2017).
Để lại một bình luận